Đoạn cuối của phim 1917 và “Poor Wayfaring Stranger” – Tống Mai

Mar 20, 2020; Feb 27, 2022 (TM)

Tôi vừa mất đi những thân yêu trong một thời gian quá ngắn, quá đột ngột đến ngơ ngác. Tựa lên “Poor Wayfaring Stranger” để tìm an ủi.

Nhưng …

There’s a grief that can’t be spoken
There’s a pain goes on and on
Empty chairs at empty table
Where my friends will sit no more.

Phantom faces at the window
Phantom shadows on the floor
Empty chairs at empty table
Where my friends will sing no more

Tống Mai
(Feb 27, 2022)

******

Mar. 20, 2020 (TM)

Viết cho em tôi, Pháp Hoan.
Đoạn cuối của phim “1917” và bản nhạc “Poor Wayfaring Stranger”.

Dòng sông mở rộng ra, sâu hơn. Schofield nắm lấy một khúc cây và mặc cho dòng nước mang mình đi, đẩy anh về phía trước.
Đất trời đã chuyển sang màu xanh trong ánh bình minh.
Schofiled gần như ngất đi, hơi thở dồn dập trong dòng nước cuồn cuộn, toàn thân chìm xuống, chỉ có miệng trồi lên trên.
Đôi mắt anh mở lớn, rung động. Cơn gió bấc xám xịt cuốn qua một thế giới nhợt nhạt, lơ lững trên sông. Thật kinh khủng.
Dòng nước từ từ kéo anh đi.

Nơi đây chưa từng bị bàn tay của chiến tranh chạm vào, vẫn trong mát và tràn trề sức sống.
Schofield đang chiến đấu với sự sống còn, nhưng sẵn sàng chấp nhận rằng đây là đoạn cuối của cuộc đời. Anh biết quá rõ có những nơi còn tồi tệ hơn …
Từng gang tấc một, anh bắt đầu chìm xuống, hai tai rơi dưới dòng nước. Mọi âm thanh như bị hút hết ra khỏi thế giới. Mắt anh hướng lên, môi nằm trên mặt nước.
Và cứ thế, anh tiếp tục trôi, lòng cảm thấy bình yên. Những huyên náo của cuộc chiến lùi dần phía sau. Có tiếng chim hót và tiếng gió trong lá. Dòng nước quanh anh trở nên phẳng lặng chầm chậm.
Màu trắng. Những cánh hoa trôi, một tấm chăn chắp vá.
Hoa anh đào.
Anh lướt qua những cánh hoa và chúng bám vào anh.
Blake.
Mạch sống đang trở lại trong thân thể, phá vỡ cảm giác tê dại băng giá. Anh trôi về phía bờ. Trước mặt dường như có âm thanh của một con đập: một suối nước nhẹ nhàng.
Mặt trời đang lên đâu đó – ánh sáng trước bình minh đang bắt đầu chiếu vào thế giới chung quanh. Schofield đã trôi đến được con đập – một thân cây gãy. Anh bắt đầu trồi người lên và nhìn xuống.
Xác chết, 12 người lính – Anh, Đức và thường dân, đàn ông và phụ nữ.
Họ bị vướng vào bờ, tấp vào nhau và bị chận lại bởi một thân cây, làm thành một con đập. Schofield chẳng còn một chọn lựa nào khác. Anh kéo mình lên và trèo qua những xác người. Lối ra của anh.

Anh lê mình trên cỏ, gục đầu xuống gối,
và khóc.
Tiếng khóc nức nở – cho dòng sông, cho cuộc sống, cho Blake, cho em bé kẹt lại trong vùng lửa đạn Écoust-Saint-Mein
Buổi sáng đang hình thành.
Xa xa, một cái gì đó xa lạ, hoặc bị lãng quên từ lâu.
Tiếng nhạc. Tiếng hát.
Schofield lắng nghe, rồi từ từ đứng dậy, bước đi, run rẩy, hướng về phía phát ra những âm thanh đó. Anh vấp chân nhưng không ngã. Cơ thể băng giá bị ép buộc phải trở lại với đời sống.
Anh tiến lên dốc cao, ngừng lại và nhìn vào khu rừng đang hiện ra phía trước.

Tia sáng ban mai len lỏi qua những ngọn thông. Scholfield lần về phía tiếng nhạc, mơ hồ không biết đây là thực hay hư. Tiếng nhạc ở trong không, trong những tán cây, gần như vô hướng. Bây giờ thì rõ hơn, có thể nghe được cả lời ca.

Tôi, kẻ bộ hành đáng thương phiêu linh trong thế giới khổ đau. Nơi tôi đến sẽ không còn bóng dáng nhọc nhằn hay hiểm nguy. Đó sẽ là miền đất tươi sáng không phải chịu lang thang thử thách – I am a poor wayfaring stranger, I’m travellin’ through this world of woe, Yet there’s no sickness, toil, nor danger, In that bright land to which I go.

Schofield đi qua những tán cây mỏng manh … và đột nhiên thấy được nơi xuất phát.
Một người lính trẻ đang đứng trong một khoảng trống nhỏ trong rừng.
Một đại đội Anh – khoảng hai trăm người – đang vây quanh lắng nghe.
Giọng hát của người lính trẻ thanh khiết, không uốn nắn. Một bản dân ca cổ xưa. – I am a poor wayfaring stranger. Tôi là một kẻ bộ hành đáng thương.
Tôi sẽ đến đó để gặp cha tôi và tất cả những người thân yêu đã ra đi.
Schofield ngừng lại sau lưng họ. Lòng xao động trước những gì anh thấy. Hoang mang không biết những người đàn ông này còn sống hay đã chết.
Và có thể chính mình là một trong những hồn ma này. Anh tựa vào một thân cây và ngã người xuống. Tiếng nhạc tràn ngập.

Bình minh đang vỡ ra.
Anh nhắm mắt lại. Buông xuôi.

I’m only going over Jordan
I’m only going over home

Tôi chỉ đến Jordan
Tôi chỉ trở về nhà mà thôi

Bài hát kết thúc. Một tràng pháo tay.

Anh tựa vào một thân cây và ngã người xuống – (Photo taken from theater screen: Tống Mai)

 

Những ngọn cỏ lay trong gió. Cảnh vật đang chuyển sang màu vàng trong ánh bình minh. Schofield để mình trôi đi trong khung cảnh ấy.
Tiếng ồn kinh hoàng đằng sau anh lùi xa, tan biến.
Phía trước, trên cánh đồng, một cây sồi đơn độc. Trên những cành cao, lá nhảy múa trong gió.
Schofield đi về phía đó. Anh ngồi xuống, tựa lưng vào gốc cây. Vùng đất trải dài trước mắt trong ánh sáng ban mai.
Anh lắng nghe tiếng gió trong lá. Tiếng chim hót.
Anh tháo túi ngực và rút hộp thuốc lá samll nhìn chằm chằm, hít một hơi thật sâu và mở ra. Hai bức ảnh:
Người vợ trẻ, những đứa con gái của anh. Họ mỉm cười trước ống kính.
Anh nhìn người kia – vợ của anh, lật bức ảnh lên. Phía sau, chữ viết của cô ấy: “Hãy về với con và em.”
Anh nhìn đăm đăm vào bức ảnh một lúc lâu. Nỗi đau đớn trên khuôn mặt dịu dần thành một nỗi khao khát – Tình yêu.
Anh nhắm mắt và cảm nhận ánh mặt trời trên mặt.

Tống Mai
(Mar 20, 2020: Dịch từ transcript của phim 1917.
Trong Thế chiến I, hai người lính Anh – Lance Cpl. Schofield và Tom Blake – trong một cuộc chạy đua với thời gian, phải băng qua lãnh thổ của kẻ thù để trao thông điệp đình chỉ cuộc tấn công vào quân thù có khả năng cứu 1,600 đồng đội của họ trong  đó có cả anh trai của Blake)

 

Poor Wayfaring Stranger – 1917
Vocal: Jos Slovick
www.youtube.com/watch?v=QIriNloR1ts&t=13s

Trên cánh đồng, một cây sồi đơn độc – (Photo taken from theater screen: Tống Mai)

 

I am a poor wayfaring stranger
I’m traveling through this world of woe
Yet there’s no sickness, toil, nor danger
In that bright land to which I go.
I’m going there to see my father,
I’m going there no more to roam,
I’m only going over Jordan
I’m only going over home.

I know dark clouds will gather ’round me,
I know my way is rough and steep,
But golden fields lie just before me,
Where God’s redeemed, shall ever sleep.
I’m going down to see my Mother
And all my loved ones who’ve gone on.
I’m only going over Jordan
I’m only going over home.

I am a poor wayfaring stranger
I’m traveling through this world of woe.
Yet there’s no sickness, toil, nor danger
In that bright land to which I go.
I’m going there to see my father,
I’m going there no more to roam,
I’m only going over Jordan
I’m only going over home.

 

38 thoughts on “Đoạn cuối của phim 1917 và “Poor Wayfaring Stranger” – Tống Mai

  1. Tuyệt vời quá chị ơi! Phân cảnh đó làm em ám ảnh đến tận bây giờ. Huyền hoặc, mơ hồ như một cơn ảo giác. Vậy nên có người cho rằng bản thân Schofield đã bị anh lính bắn tỉa người Đức giết chết trong lần chạm trán trong căn nhà đổ nát, và những gì diễn ra sau đó chỉ là những ước mong, khao khát của Schofield thoáng qua trong đầu của anh lúc anh rơi xuống những bậc thang. Nhưng cho dù Schofield thực sực có sống sót, tìm thấy được đại đội Anh ở Écoust-Saint-Mein, thì khả năng anh sẽ chết vì uốn ván (tay anh bị dây thép gai cứa rách, và chính bàn tay đó lại chống vào cái lỗ của tử thi lúc vượt qua vành đai trắng). Hoặc giả sử anh có tránh khỏi căn bệnh thì cũng khó mà thoát khỏi cái chết trong những trận chiến khốc liệt của 2 năm còn lại, hoặc có thể anh sẽ chết vì căn bệnh Spanish flu. Dù gì thì một tương lai ảm đạm đang chờ anh phía trước. Thật buồn chị nhỉ! Những bộ phim về Thế chiến thứ nhất không biết đã lấy đi nước mắt của biết bao thế hệ, nhất là những thế hệ có sự đồng cảm với những niềm đau, nỗi mất mát mà chiến tranh đã gây nên.

    1. Cám ơn em tôi những phân tích rất sâu sắc – nỗi buồn của chiến tranh.

      Cách đây hơn một tháng, khi bước ra khỏi rạp chiếu bóng cúi mặt dấu nước mắt, chị có không biết bao nhiêu điều hổn độn trong lòng.
      Bây giờ giữa những cái đẹp của phim: cốt truyện, diễn xuất, cinematography, Wayfaring Stranger…, dưới cặp mắt nhiếp ảnh, thì với chị, bóng tối và ánh sáng, light and shadow được xử dụng một cách tài tình rất nghệ thuật trong phim đã làm tăng cái đen tối kinh hoàng của một Dante’s Inferno. Nhất là bóng tối được xử dụng rất nhiều suốt những cảnh tàn khốc để cuối cùng là ánh sáng trên một cánh đồng có duy nhất một cây sồi với Schofield ngồi yên bình với bức ảnh của gia đình.
      Đêm hôm qua khi viết xong bài này là một sự tan nát thêm một lần nữa trong lòng.

  2. Em xem phim này một phần vì phim lấy chủ đề về Đệ nhất thế chiến, và một phần cũng vì biết huyền thoại Roger Deakins chịu trách nhiệm cho cinematography của phim.

    1. Chị cũng mê cinematography của Deakins, nhất là trong Skyfall khi ông dùng shadow rất nhiều để tạo bí ẩn trong những khung hình, làm cho mình phải tưởng tượng cái gì sau những bóng tối ấy.
      Chị không ngờ Pháp Hoan cũng thích Deakins : )

    1. Pháp Hoan nhắc đến đoạn đẹp nhất. Chị nghĩ những cảnh trong vùng chiếm đóng của Đức ở Écoust-Saint-Mein của Pháp làm nên highlight của phim. Nhạc nền tuyệt vời.

    2. Trong “Road to Perdition” của Sam Mendes, light and shadows cũng được dùng tối đa rất đẹp.
      Ánh sáng và bóng tối thay lời đối thoại.
      Chị gởi Pháp Hoan:
      youtube.com/watch?v=fGFLyA3u_rw

  3. Cám ơn chị Mai.
    Em sẽ xem phim này khi ra DVD. Phim được khen là phim chiến tranh hay nhất hơn cả “Saving Private Ryan” nhưng chiếu trong thời gian đang Coronavirus nên không dám đi.

    As always, beautiful writing chị. Very moving!

    1. Chị xem đã hơn một tháng và đi lúc rất vắng người trong rạp. Quite an experience, lấy khăn quàng che mặt như một niqab, vừa để bảo vệ mình vừa để giấu nước mắt

    1. Mai chỉ xem những phim chiến tranh của những đạo diễn có tiếng thôi, trong cái kinh hoàng vẫn tìm được cái đẹp và tình người và hy vọng. 1917 rất đáng để xem, chưa có phim nào ảnh hưởng Mai nhiều đến thế.

  4. Cám ơn Mai, tụi chị cũng có xem phim 1917, phim hay. Bữa nay Châu cũng thích đi movie ở rạp lắm,mừng cho Châu đã tìm thêm niềm vui mới, tuy nhiên gian đoạn nầy phải ở nhà thôi.
    Mai nhớ giữ gìn sức khỏe nhé.
    L.A.

  5. Chị lại làm em cảm động nữa rồi, chị ơi!

    Trên Mặt Trận Phía Đông
    (Georg Trakl)

    Đàn Organ của bão táp mùa đông vang lên điên loạn
    Hệt như cơn thịnh nộ tăm tối của con người,
    Những cơn sóng máu của chiến trận vỡ tung,
    Cánh rừng sao, trụi lá.

    Mang vầng trán bị tàn phá và đôi cánh tay màu bạc
    Đêm vẫy gọi những người lính chết.
    Trong bóng cây tần bì mùa thu
    Những vong hồn than thở.

    Hoang mạc gai vây bộc quanh thành phố.
    Trăng bò lên vũng máu trên những bậc thang
    Đuổi theo đám đàn bà trong dáng vẻ kinh hoàng.
    Bầy sói hoang nhảy bổ qua cánh cổng.

    1. Cám ơn bạn tôi.

      Mai nhớ đoạn này trong phim xem trên đường bay từ Europe về năm nào. Cuốn phim của Belgique, đóng ở Ghent vỡ nước mắt này đã ám ảnh mãi.
      Is there still life after death? Will the circle be unbroken? Có sự sống sau cái chết không? Vòng luân hồi có bị gián đoạn không? Cuộc đời mà chúng ta sống, nhìn, chạm tay vào và cảm nhận chỉ có thế thôi sao?

      Đoạn cuối:
      youtube.com/watch?v=DaYSsYUem8M

  6. Hà mượn ở thư viện phim này, phải chờ rất lâu mới có. Hà giữ phim này được 2 tuần, nhưng không đủ can đảm để xem phim. Cuối cùng đem trả lại. Hà cũng mượn được chừng chục phiên bản bài hát Poor Wayfaring Stranger, nhưng cuối cùng không thu lại bản nào, mà đem trả hết. Thấy buồn quá, não nề quá, chịu không nổi.

    1. Mai xem 2 lần, trong rạp rồi mua DVD. Cảnh chiến tranh đau lòng nhưng không graphic, cinematography, soundtrack, diễn xuất, nghệ thuật và tình người trong đó làm xúc động hơn là sợ. Hà ơi, Mai lớn lên trong chiến tranh suốt, chứng kiến những cảnh kinh hoàng phi nhân nên cái dã tâm của lòng người đáng sợ hơn là súng đạn.

      “Vâng, tôi biết có chiến tranh nơi xa, có những người không biết hát ca là gì, có những tâm hồn mất hướng, có những con chim gảy cánh. Vâng, tôi biết thời gian trôi qua nhanh, có những người làm lòng ta đau, mặt đất đầy gian dối…”

  7. youtube.com/watch?v=b1Z4PAZX9Bs
    Rhiannon Giddens – Wayfaring Stranger

    It’s the end of the year, why am I listening to this.
    I miss you all, those who left this world without me.
    My sister, I miss you dearly.

      1. ”Nhỏ bé, đơn độc trong bóng tối
        Thế giới của ta trôi nổi giữa màn đêm
        Thế nhưng, đâu đó vẫn còn le lói
        Những đốm sáng chế diễu buồn bã lóe lên
        Bất cứ lúc nào những Người công chính
        Trao đổi những dòng thư tín cùng nhau:
        Mong sao, tôi được tạo thành, như họ
        Từ tro bụi và từ Thần ái tình
        Bị bủa vây bởi bao điều phủ nhận
        Và trong nỗi tuyệt vọng vẫn giữ gìn
        Ngọn lửa kiên định của niềm hy vọng.”

  8. Anh Tương Lai gởi cho Diệu:

    “Giật mình vì sự trùng hợp kỳ lạ:
    Khởi đầu thế chiến thứ nhất:
    (28/7/1914)
    28 + 7 + 19 + 14 = 68;
    Ngày khởi đầu thế chiến thứ 2:
    (1/9/1939):
    1 + 9 + 19 + 39 = 68;
    Ngày Nga tấn công Ucraina:
    (24/2/2022):
    24 + 2 + 20 + 22 = 68.
    Mong cuộc xung đột này đừng trở thành thế chiến thứ 3. Lạy Chúa tôi !”

    1. Diệu ơi, nếu có thế chiến thứ Ba thì Mai nghĩ đúng là con người không còn xứng đáng để sống trên trái đất này nữa, họ phải trả lại trái đất cho muôn thú và muôn chim.

      1. Chào Tống Mai, “nếu có thế chiến thứ Ba thì” loài người cùng cây cỏ, “muôn thú và muôn chim”, tất cả sinh vật hóa cát, bụi. Ôi!

Leave a Reply