Vincent van Gogh và phim “At Eternity’s Gate” – Tống Mai

Nov. 21, 2018 (TM); Nov 26, 2020 (TM)

Ông vẽ gì vậy?
Tôi vẽ ánh sáng mặt trời.
Tôi vẽ để im bặt những ý nghĩ trong đầu mình.

Trong căn phòng màu vàng của tôi,

– Hoa hướng dương, với đôi mắt màu tím nổi bật trên nền vàng, đang ngâm chân trong một bình hoa màu vàng, trên một chiếc bàn màu vàng.

-Trên góc của bức tranh là chữ ký của người vẽ: Vincent. Và mặt trời vàng, len qua những tấm màn màu vàng trong phòng, chìm ngập tất cả những bông hoa vàng này, và buổi sáng, từ giường ngủ của tôi, khi thức dậy, tôi tưởng tượng rằng mùi hương của tất cả những thứ đó thơm lắm.

-Oh! vâng, anh ấy yêu màu vàng, đó là Vincent tốt lành, là họa sĩ của Hòa Lan; ánh sáng mặt trời sưởi ấm tâm hồn anh trong kinh hoàng của sương mù. Một người cần hơi ấm.  Khi chúng tôi còn ở Arles, thật điên rồ, cả hai luôn đối nghịch nhau về màu sắc nào thì đẹp. Tôi, tôi yêu màu đỏ, làm sao tìm đâu ra một màu đỏ thắm bây giờ?

-Anh ấy thì viết trên tường với cây cọ màu vàng rực nhất của mình, với một màu sơn tím bất ngờ:

Đầu óc tôi tỉnh táo
Tôi là Chúa Thánh Thần

Trong căn phòng màu vàng của tôi, đó là tĩnh vật nhỏ duy nhất có màu tím.

(Paul Gauguin. Essais d’Art Libre, Jan. 1894)

Dans ma chambre jaune,

-Des fleurs de soleil, aux yeux pourpres, se détachent sur un fond jaune; elles se baignent le pied dans un pot jaune, sur une table jaune.

-Dans un coin du tableau, la signature du peintre: Vincent. Et le soleil jaune, qui passe à travers les rideaux jaunes de ma chambre, inonde d’or toute cette floraison, et le matin, de mon lit, quand je me réveille, je m’imagine que tout cela sent très bon.

-Oh! oui, il l’a aimé le jaune, ce bon Vincent, ce peintre de Hollande; lueurs de soleil qui réchauffaient son âme; en horreur du brouillard. Un besoin de chaleur.

Quand nous étions tous deux, à Arles, fous tous deux, en guerre continuelle pour les belles couleurs, moi, j’adorais le rouge; où trouver un vermillon parfait?

-Lui, traçait de son pinceau le plus jaune, sur le mur, violet soudain:

Je suis sain d’Esprit
Je suis Saint-Esprit

Dans ma chambre jaune, une petite nature morte; violette, celle-là.  (Paul Gauguin. Essais d’Art Libre, Jan. 1894)

* * * * *

Đó là khung cuối cùng của phim “At Eternity’s Gate”, một đoạn Paul Gauguin viết về Vincent van Gogh và bức tranh Sunflowers màu vàng van Gogh tặng.  Sáng hôm nay tôi đến rạp xem xuất matinee để không phải gặp nạn hết vé. Tôi ngồi lại cho đến khi màn ảnh tắt hẳn, nhìn chung quanh mình có vài người nán lại im lặng cho đến cuối phim, bất động.

Màn ảnh chỉ rõ phần trên, phần dưới mờ đi như có sương mù, suốt cả phim như vậy, tôi tự hỏi tại sao, nhưng đến nửa phim thì đoán ra rằng đó là một sự cố ý khi đạo diễn quay phim để nói lên một van Gogh luôn sống trong hư thực nửa sáng nửa tối của đời mình.

Cảnh cuối cùng, một van Gogh đưa tay ôm vết thương nơi bụng, thất thần, đi chầm chậm lên đồi, một bóng đen in trên nền trời mênh mông về phía phòng trọ. Người ta nói ông chết vì tự bắn vào mình, nhưng sự thật không ai biết ông chết vì tự tử hay bị bắn.  Tôi tin ông bị bắn bởi những kẻ tàn nhẫn trong vùng khi họ cho ông là một người điên.

Tôi không phải nói đến cái đẹp của phim, đẹp như một điều đương nhiên, cinematography, diễn xuất, đối thoại …. những câu đối thoại như thơ lấy ra từ những bức thư ông viết cho em trai Theo của mình.  Trong những phim tôi xem về van Gogh, ngang với phim hoạt họa “Loving Vincent”, thì có lẽ “At Eternity’s Gate” đã gây xúc động của một cái buồn cúi đầu.  Willem Dafoe, người đóng vai van Gogh, mái tóc đỏ, đôi mắt xanh thăm thẳm lúc nào cũng mang nét hoảng sợ, và khuôn mặt lởm chởm giống những bức self-portrait của van Gogh một cách kỳ lạ, nhưng sự sáng chói của ông nằm trong cách ông lặng lẽ truyền tải những suy nghĩ, bất an và những khoảnh khắc cảm hứng chóng mặt của người họa sĩ. Tôi nghĩ đây là một chọn lựa người diễn tuyệt vời.

“At Eternity’s Gate” lấy tựa đề từ một bức tranh van Gogh vẽ những tháng cuối đời,  bức Sorrowing Old Man (At Eternity’s Gate) vẽ một người già ngồi trên ghế cúi mình vùi đầu trong hai bàn tay trong một tư thế không chịu đựng được cái khốn khổ của mình.  Trong bối cảnh của phim, người đàn ông trong bức tranh mang một niềm tin vào sự vĩnh cửu ở thế giới bên kia, đôi tay bám chặt vào sự tin tưởng đó.  Chỉ trong hội họa, ông mới giữ được sự vĩnh cửu mà thôi … hoa sẽ tàn nhưng không tàn trên khung vẽ của ông.

Có những con đường trong phim tôi nhận ra mình vừa đi qua những tuần trước khi ở Arles và Saint-Rémy. Con đường trong Place du Forum gần quán café nơi ông vẽ bức Terrasse du café le soir ban đêm vắng lạnh chỉ có một ngọn đèn mù ở cuối đường.  Những hành lang tối trong bệnh viện Saint Paul de Mausole ở Saint-Rémy, những cây olive oằn mình cằn cỗi trong vườn, khung cảnh khu vườn lavender hoa oải hương nơi bệnh nhân đi dạo…. Tất cả những cảnh trong phim kéo tôi trở về những ngày lang thang ở Arles tìm dấu vết của van Gogh tháng trước của mình.

Rồi có một đoạn rất thương khi ông đi trong cánh đồng hướng dương cuối mùa khô tàn, đôi mắt hoảng sợ bởi khung cảnh tiêu điều một màu xám đất, trời, hoa, ông nằm xuống trên mặt đất nứt nẻ, bốc từng nắm đất khô bóp vụn trên mặt … có lúc tôi hoảng sợ thế giới tôi đang sống, tranh của tôi dường như là vẽ cho những người chưa sinh ra.  Còn nhiều đoạn nữa trong phim nhưng trong sự hoảng hốt cố hữu trước một cái gì quá đẹp, tôi không thể nào nói lên được những gì mình muốn nói. Tôi biết tôi đang viết những dòng thật lung tung về cuốn phim này.

Ông vẽ gì vậy?
Tôi vẽ ánh sáng mặt trời.
Tôi vẽ để im bặt những ý nghĩ trong đầu mình.

Tống Mai
Nov 21, 2018

Les Passages de Vincent van Gogh: Saint-Paul de Mausole, Saint-Rémy de Provence – Tống Mai
Loving Vincent: Terrasse du café le soir – Van Gogh Night Café ở Arles – Tống Mai

 

 

Sorrowing old man (“At Eternity’s Gate”). Tranh van Gogh, May 1890.
Courtesy of Kröller-Müller Museum

Cảnh cuối phim

Sunflowers – Van Gogh Museum Amsterdam. Photo: PhPo

Dans ma chambre jaune,
-Des fleurs de soleil, aux yeux pourpres, se détachent sur un fond jaune;
elles se baignent le pied dans un pot jaune, sur une table jaune.
-Dans un coin du tableau, la signature du peintre: Vincent

Je suis Saint Esprit
Je suis sain d’esprit
Dans ma chambre jaune, une petite nature morte; violette, celle-là.  Photo: TongMai

Place du Forum, Arles

Place du Forum, Arles

 

 

 

12 thoughts on “Vincent van Gogh và phim “At Eternity’s Gate” – Tống Mai

    1. Hà ơi, Mai có cái thú đi xem ciné ngoài rạp một mình. Cái thú ích kỷ nhưng thật tuyệt khi được khóc cười một mình trong rạp theo thế giới trong phim mà không sợ ai biết.

      Phim rất thơ, Mai chỉ biết kể lại lung tung thôi.

      1. Hihi, cô lớn của Hà, hồi ba mẹ con đi xem phim Lady Bird, cô khóc quá chừng, nghe tiếng khóc của cô mà xót xa, và mắc cỡ. Thiên hạ chắc đoán ra được rằng, mối quan hệ của mẹ con cô này chắc không yên ổn. Mình thích Willem Dafoe, không mấy đẹp trai nhưng những vai ông ấy chọn toàn là character role.

  1. “At Eternity’s Gate”, thật là hay khi tên của film cũng là tên của một trong những bức tranh cuối đời của van Gogh và đã nói lên sự chuẩn bị và chấp nhận ra đi của một đời người. Van Gogh một họa sĩ và là một nhà văn qua những tranh họa và những bức thư sâu sắc để lại làm đề tài cho những cốt truyện về thân phận của một thiên tài. Thật là tội, ông để lại cho đời sau hơn 2000 tác phẩm trong đó có 900 tuyệt tác vậy mà suốt cả cuộc đời ông chỉ bán được một bức tranh “La vigne rouge” với giá 400 francs cho bà Anna Boch, người Bruxelles, em gái của họa sĩ Eugène Boch, năm 1906 tranh được bán lại cho một người Nga, hiện trưng bày tại viện bảo tàng Pushkin Museum ở Moscou. Thật đúng khi ông nói tranh của ông vẽ cho những người chưa được sinh ra.

    Có lẽ điều tâm đắc nhất ở đây là mẫu đối thoại Mai trích ra ở cuối bài khi Vincent được hỏi:
    Ông vẽ gì vậy?
    Tôi vẽ ánh sáng mặt trời.
    Tôi vẽ để im bặt những ý nghĩ trong đầu mình.

    Sau phim “Loving Vincent”, một lần nữa Mai đã khơi gợi lại một cảm xúc thật đặc biệt dành cho một tài hoa, người nhìn thấy trong bóng đêm nhiều màu sắc hơn cả ban ngày.

    Cám ơn Mai !

    1. Có những scene tuyệt vời khi van Gogh đi săn màu sắc trong rừng, trong những cánh đồng để cắm giá vẽ của mình khi thấy bất cứ cái gì trước mặt khuấy động cảm xúc trong ông. Dafoe’s face expression in these scenes are incredibly moving.

      Có một đoạn khi Gauguin hỏi van Gogh tại sao lại chỉ vẽ thiên nhiên, sao không vẽ những gì mường tượng trong đầu mình, ông trả lời ông không cần phải tưởng tượng hay tạo ra một cái gì khác bởi thiên nhiên đã cho ông đủ tất cả những yếu tố ông muốn cho một bức tranh. He debated with van Gogh on the importance of imagination over realism. He was more interested in expressing ideas than representing objects. Trong phim, đối thoại giữa Gauguin và van Gogh cho thấy một chút gì của Gauguin vừa đen tối quỷ quyệt vừa tài hoa.

  2. …In restless dreams I walked alone
    Narrow streets of cobblestone
    ‘Neath the halo of a street lamp
    I turned my collar to the cold and damp
    When my eyes were stabbed by the flash of a neon light
    That split the night
    And touched the sound of silence…

    (Simon & Garfunkel)

  3. Thật may là hôm nay em được đọc bài viết giàu cảm xúc này. Nhờ vậy em biết thêm một góc về Vincent van Gogh. Năm 2018 em chưa biết blog của chị. Cảm ơn chị Mai.

  4. Tình cờ, hôm qua Hà mượn phim At Eternity’s Gate ở thư viện. Đã xem lâu rồi nhưng muốn xem lại. Một phần vì đọc một bài của New York Times nói vể 25 diễn viên của thế kỷ 21 trong đó có William DaFoe. Hà để ý đến diễn viên này từ lúc xem phim The English Patient. Không đẹp trai, thường đóng vai villain, nhưng những vai ông đóng đều có chất lượng. Khi đóng vai van Gogh ông đã 60, còn van Gogh đang ở tuổi 30. Lúc đặt phim Hà cũng nghĩ đến Mai, đến loạt ảnh Mai chụp, đến cảm tình Mai dành cho van Gogh.

    1. Những ngày qua, Mai nhớ đến van Gogh một cách lạ kỳ, nhớ những ngày rong ruổi ở miền Nam nước Pháp cũng trong tháng November năm kia để theo dấu chân của ông ở Arles. Nhớ những ngày ở Amsterdam trong van Gogh Museum, nhớ buổi chiều tìm đến nhà ông trọ ở Mons, Belgique và những ngày xem light show của tác phẩm của ông ở Bruxelles, exhibition ở Washington DC ….

      Có một cái gì thật lạ kỳ không hiểu tại sao mình lại thương kính ông đến thế, phải nói là “thuơng” khi mơ hồ thấy một sự thông hiểu gần gũi rất xót xa con người của ông.

      Mai xem At Eternity’s Gate 2 lần ở rạp, thương người họa sĩ lẫn diễn viên, cũng mê Defoe từ lúc xem English Patient hơn 20 năm trước và càng phục hơn khi ông đóng vai van Gogh quá tuyệt. He became van Gogh in the film.

Leave a Reply