Les Passages de Vincent van Gogh: Saint-Paul de Mausole, Saint-Rémy de Provence – Tống Mai

Dec 1, 2020 (TM)

Tôi đăng lại loạt bài tôi viết về Van Gogh những năm qua. Suốt ba năm theo dấu chân của ông, tôi mới biết rằng điều đó đã ném mình vào một cõi hiu hắt rất buồn. Càng tìm hiểu về ông, cõi hiu hắt đó càng tối dần đến chùng lòng. Tôi hứa với mình đây là lần cuối cùng tôi đọc lại những gì mình viết bởi vì mỗi khi đọc lại tôi vẫn còn ứa nước mắt.

Nov 3, 2018 (TM)

Đôi khi tâm trạng của nỗi thống khổ không thể diễn tả được, hay đôi khi những khoảnh khắc khi tấm màn mỏng của thời gian và sự  tử vong của hoàn cảnh dường như bị xé nát trong tích tắc.

These last three months do seem so strange to me. Sometimes moods of indescribable mental anguish, sometimes moments when the veil of time and the fatality of circumstances seemed to be torn apart for an instant….

Cuộc đời trôi qua, thời gian không trở lại, anh đang vẽ điên cuồng chỉ vì sợ rằng cơ hội để làm việc không dễ gì có lại. Nhất là trong trường hợp của anh khi những cơn bệnh tấn công dữ dội có thể hủy hoại khả năng sáng tác mãi mãi. Mỗi khi lên cơn, anh cảm thấy hèn nhát khi đối mặt với đau đớn và khổ sở – hèn nhát quá đáng – và có lẽ chính cái hèn nhát này, cái mà trước kia anh không màng tu chỉnh làm gì, bây giờ lại làm cho anh phải tẩm bổ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và tránh tiếp xúc với những bệnh nhân khác để bệnh khỏi tái phát – nói tóm lại, anh đang cố bình phục, như người muốn kết liễu đời mình, nhưng lại chạy vào bờ vì nước quá lạnh.

During the attacks I feel cowardly in the face of the pain and suffering – more cowardly than is justified – and perhaps it is this moral cowardice itself, which previously I had no desire to cure, that now makes me eat for two, work hard, and limit my relations with the other patients for fear of falling ill again – in short, I am trying to recover, like someone who has meant to commit suicide, but then makes for the bank because he finds the water too cold.

Anh viết thư này từng chút một giữa những cơn mệt mỏi với việc vẽ tranh. Công việc khá tốt – anh đang vật lộn với một khung vẽ bắt đầu vài ngày trước khi bất mãn. Bức Người Thợ Gặt (The Reaper), hoàn toàn màu vàng, bết vào những lớp sơn rất dày, nhưng đối tượng thật đẹp và đơn giản.  Anh thấy trong Người Thợ Gặt này một hình dáng mơ hồ đang vật lộn như một con quỷ trong sức nóng cháy bỏng của mặt trời để kết thúc nỗi nhọc nhằn của mình – Sau đó anh lại thấy hình ảnh của cái chết, dưới một ý nghĩa nào đó, nhân loại chẳng khác gì là lúa mì bị gặt hái. Vì vậy, nếu em thích thì bức này trái ngược với bức Người Gieo Hạt (The Sower) anh đã vẽ trước kia. Nhưng trong cái chết này không có gì đáng buồn, nó diễn ra trong vùng sáng thênh thang của ban ngày dưới mặt trời phủ ánh vàng óng ả lên khắp nhân gian.

I’m writing you this letter bit by bit in intervals when I’m tired of painting. Work is going quite well – I’m struggling with a canvas begun a few days before my indisposition. A reaper, the study is all yellow, terribly thickly impasted, but the subject was beautiful and simple.  I then saw in this reaper – a vague figure struggling like a devil in the full heat of the day to reach the end of his toil – I then saw the image of death in it, in this sense that humanity would be the wheat being reaped. So if you like it’s the opposite of that Sower I tried before. But in this death nothing sad, it takes place in broad daylight with a sun that floods everything with a light of fine gold.

***

Những đoạn trên tôi dịch từ những bức thư Van Gogh viết cho em trai Theo của mình thời gian ông ở Saint-Rémy de Provence trong bệnh viện tâm thần Saint-Paul de Mausole tháng Ba 1889 đến tháng Năm 1890.  Nơi đây những bức tranh gây tiếng vang nhiều nhất của ông ra đời…Starry Nights, Irises, Wheatfield, Cypresses … vẽ từ cửa sổ phòng bệnh của ông nhìn ra phong cảnh bên dưới.

Tôi đến Saint-Rémy de Provence mơ mộng một chuyến đi vào thế giới của ông, nhưng phong cảnh xưa không còn. Con đường Avenue Van Gogh bắt đầu từ Văn Phòng Du Lịch Office de Tourisme de Saint-Rémy đến cuối con đường dài có những dấu vết nơi Van Gogh ngồi vẽ, mỗi nơi có một bản sao bức tranh của ông trên giá bên vỉa hè,  phong cảnh nơi ông ngồi trải dài cho đến khi đụng bệnh viện Saint-Paul de Mausole. Saint-Paul de Mausole hồi thế kỷ 12 là một tu viện được làm thành bệnh viện tâm thần vào thế kỷ 19 cho đến bây giờ. Ông sáng tác hơn 150 bức ở đây từ cửa sổ phòng bệnh, ngoài vườn, trong những cánh đồng, chân núi …. Vườn olives, cây cypress (trắc bá), hoa Iris, cánh đồng lúa mì là những đề tài bất tận của ông ở Saint-Rémy.

Bên trong bệnh viện Saint-Paul là những hành lang dài tối và cô liêu. Trong một bức thư gởi cho em trai, ông giải thích âm thanh mà ông nghe được trong những hành lang im lặng rằng có một ai đó đã la hét như ông suốt mười mấy ngày liền. Người đó nghĩ là anh ta nghe tiếng nói trong tiếng dội của hành lang, có lẽ vì thần kinh thính giác  bệnh hoạn và quá nhạy bén. Trong trường hợp của ông, đó là thị giác lẫn thính giác cùng một lúc, và thường là triệu chứng khởi phát của động kinh.

Khi đi trong những hành lang tối buồn của bệnh viện, tôi hiểu cái quẫn trí của ông,  tại sao ông kết thúc đời mình hai tháng sau khi rời Saint-Paul.

Tôi hiểu tại sao những bức vẽ bất an cuối đời lại đẹp đến thế, nó kết tinh bằng hơi thở gấp rút dồn dập cuối cùng của ông, tựa như sấm sét nổ bùng lên rồi tắt lịm.

Tống Mai
(Saint-Rémy de Provence – Oct 22, 2018)

 

AVENUE VAN GOGH – SAINT-RÉMY DE PROVENCE

Những nắp đồng khắc tên nằm suốt con đường Avenue Van Gogh

 

Bệnh Viện Saint-Paul de Mausole – Saint-Remy de Provence

Những tấm tranh sao lại nằm suốt con đường Avenue Van Gogh

Những tấm tranh sao lại nằm suốt con đường Avenue Van Gogh

Những tấm tranh sao lại nằm suốt con đường Avenue Van Gogh

Những tấm tranh sao lại nằm suốt con đường Avenue Van Gogh

Những tấm tranh sao lại nằm suốt con đường Avenue Van Gogh

Những tấm tranh sao lại nằm suốt con đường Avenue Van Gogh

Những tấm tranh sao lại trong sân bệnh viện Saint-Paul de Mausole

Những tấm tranh sao lại trong sân bệnh viện Saint-Paul de Mausole

Những tấm tranh sao lại trong sân bệnh viện Saint-Paul de Mausole

 

Bệnh Viện Saint Paul de Mausole,  Saint-Rémy-de-Provence

Saint-Paul de Mausole – Avenue Vincent van Gogh 13210 Saint-Rémy-de-Provence

Le Voleur de tournesol – The Sunflower Thief – By Gabriel Sterk

Vincent van Gogh – Nuit étoilée, juin 1889

Hành lang trong Saint-Paul de Mausole

Saint-Paul de Mausole

La Chambre de van Gogh – van Gogh’s bedroom

Cây Olives trong vườn của bệnh viện Saint-Paul de Mausole

Saint-Paul Mausole – Mai – Photo: MinhNguyet

 

Những gì tôi chú ý trên con đường Avenue Van Gogh dẫn đến Bệnh Viện
Saint-Paul de Mausole

 

 

11 thoughts on “Les Passages de Vincent van Gogh: Saint-Paul de Mausole, Saint-Rémy de Provence – Tống Mai

  1. Bài viết công phu quá Mai. Ảnh đẹp, văn đẹp, và tranh đẹp. Tội nghiệp cuộc đời của một thiên tài. Thượng đế thật bất công.

    1. Cám ơn Hà.
      Mai nghĩ nếu ông không có một cuộc đời tội nghiệp như vậy, có lẽ thế giới sẽ không có được những tuyệt tác đó.
      Lần này Mai về đụng ngay mùa lá vàng ở đây (màu vàng trong tranh ông, vàng dưới đất, vàng trên trời), nên cảm giác vắng lặng của những lúc đi trong bệnh viện đó càng intense hơn.

      1. Trong ít nhất là 2 phim về cuộc đời của van Gogh, người ta có giả thuyết là ông bị hai người trong làng giết chứ không phải tự tử. Xem phim thấy tội ông ghê. Bệnh thần kinh mãi đến bây giờ vẫn chưa được hiểu biết nhiều.

        1. Mai cũng nghĩ là ông bị người trong làng hại. Có nhiều nghi vấn quanh cái chết của ông trong Eternity’s Gate và Loving Vincent và càng suy nghĩ càng tin là ông không tự kết liễu đời mình.
          Mai đang nóng lòng chờ nạn dịch qua để có thể trở lại Arles và tìm hiểu thêm về ông. Có một điều gì đó như một nỗi ám ảnh về ông.

  2. Saint-Rémy de Provence: Thời gian ở đây là lúc tài năng của van Gogh nở rộ qua các tuyệt tác mà Mai đã ghi lại đây như một dấu ấn cuối đời ông, những gì ông thể hiện qua đây đã ấp ủ qua cả cuộc đời trước đó của ông. Nhưng thương nhất là hình ảnh Mai đã chụp ở thành phố Arles ở Place du Forum với tác phẩm “La terrasse du café le soir”, những góc phố, con đường vắng bóng người, buồn hiu hắt ánh đèn vàng thể hiện một tâm hồn đơn lẻ, lạnh lẻo của Vincent lúc ông ở đó. Nếu đọc lại toàn bộ thư của ông gửi cho em gái Wilhelmina van Gogh (Mai đã trích trong bài trước), để ý một chút sẽ thấy những điều sâu ẩn của Vincent.

    Đầu tiên phải nói đên màu sắc: Trong mỗi đoạn văn của thư đều nói đến màu sắc, gần như nó đã có sẵn trong đầu ông mỗi khi sáng tác, theo trong thư trong thời gian ở Arles, trong những tranh ông vẽ, có 3 tác phẩm về nơi ông ở “La Maison Jaune” tại Place Lamartine và “Le Café de Nuit” trong ngay nhà ông ở và “La Terrasse Du Café Le Soir,” ông viết:

    “Là je veux rien que des chaises de paille et une table et un lit en bois blanc. Les murs blanchis à la chaux, le carreau rouge.”

    “Maintenant l’autre chambre je la voudrais presque élégante avec un lit en noyer à couverture bleue.”

    “Je viens de terminer une toile qui représente un intérieur de café la nuit éclairé par des lampes. Quelques pauvres rôdeurs de nuit dorment dans un coin. La salle est peinte en rouge et là-dedans sous le gaz le billard vert qui projette une immense ombre sur le plancher. Dans cette toile il y a 6 ou 7 rouges différents depuis le rouge sang jusqu’au rose tendre faisant opposition à autant de verts pâles ou foncés.. J’en ai aujourd’hui envoyé un dessin à Theo qui est comme un crépon japonais.”

    “J’avais moi pensé que tu aurais pris les cabanes blanches sous le ciel bleu dans de la verdure que j’ai faites à Saintes-Maries au bord de la Méditerranée..”

    “Je veux maintenant absolument peindre un ciel étoilé. Souvent il me semble que la nuit est encore plus richement colorée que le jour, coloré des violets, des bleus et des verts les plus intenses. Lorsque tu y feras attention tu verras que de certaines étoiles sont citronnées, d’autres ont des feux roses, verts, bleus, myosotis. Et sans insister davantage il est évident que pour peindre un ciel étoilé il ne suffise point du tout de mettre des points blancs sur du noir bleu.”

    “Ma maison ici est peinte en dehors en jaune beurre frais à volets vert cru, et elle est en plein soleil sur la place où il y a un jardin vert, de platanes, de lauriers roses, d’acacias. En dedans elle est toute blanchie à la chaux et le sol est en briques rouges. Et le ciel bleu intense dessus.”

    ….

    Tranh của ông lúc ở Arles phần nhiều có chất màu “vives” và “chaudes” trái với những màu xám tối và đường nét thô cứng khi còn ở Hòa Lan và Belgique. Những màu vàng, đỏ … ông dùng ở đây cũng có ít nhiều ảnh hưởng “japonaiseries” (nghệ thuật Nhật Bản) mà ông rất thích thú từ lúc ông ở Antwerpen (Belgique). Khi xử dụng những màu này cho thấy tâm hồn ông khát khao một sự ấm áp trong cuộc sống cô đơn, thư có viết:

    “Et il me semble que j’irais plus loin dans le Sud plutôt que de remonter vers le Nord puisque j’ai trop grand besoin de la forte chaleur pour que mon sang circule normalement. Ici je me porte bien mieux qu’à Paris.

    Or je n’en doute guère que pour toi aussi, tu aimerais énormément le Midi. C’est le soleil qui ne nous a jamais assez pénétrés, nous autres du Nord.”…

    “Il est bien vrai que dans l’obscurité je peux prendre un bleu pour un vert, un lilas bleu pour un lilas rose, puisqu’on ne distingue pas bien la qualité du ton. Mais c’est le seul moyen de sortir de la nuit notre conventionnelle avec une pauvre lumière blafarde et blanchâtre, alors que pourtant une simple bougie déjà nous donne les jaunes, les orangés les plus riches.”…

    Một nét ẩn dưới bức tranh “Le Café de Nuit” nói lên sự đồng cảm của những con người cô đơn qua sự mô tả:

    “Quelques pauvres rôdeurs de nuit dorment dans un coin. La salle est peinte en rouge et là-dedans sous le gaz le billard vert qui projette une immense ombre sur le plancher…”

    Lang thang từ phương Bắc lạnh lẻo đến trời Nam Saint-Rémy de Provence, tưởng rằng có thể thỏa mản ước mơ ấm áp cuộc đời, nhưng lúc đến cực điểm của khát vọng qua những tuyệt tác, Vincent đã tự kết thúc đời mình trong sự thất vọng (?)

    Thương cho kiếp tài hoa bạc mệnh. Một tài năng tuyệt vời.

    Cám ơn Mai khơi gợi lại một xúc cảm từ lâu chôn kín.

    1. And when no hope was left inside
      On that starry, starry night
      You took your life as lovers often do
      But I could have told you, Vincent
      This world was never meant
      For one as beautiful as you

      Now I think I know what you tried to say to me
      And how you suffered for your sanity
      And how you tried to set them free
      They would not listen, they’re not listening still
      Perhaps they never will

      http://www.youtube.com/watch?v=vp5qJlr4go0

  3. Tụi Ng đưa Mai đi đến những thành phố , những nơi chốn có vết tích của Vincent Van Gogh vì đây là điểm chính trong chuyến du lịch Pháp của Mai ( ngoài việc qua đây thăm Ng ).
    Những cảnh quan được ngắm nhìn cùng một lúc mà sao Ng thấy những bức ảnh của Mai chụp luôn có một chiều sâu , cái gì đó đó ẩn dấu sau những tấm hình làm mình cứ muốn nhìn ngắm mãi , có phải đó là cái tâm Mai đã gửi gấm vào khi chụp ảnh.
    Khi nhìn thấy được những hình ảnh này Ng đã nói với Mai ” thôi Ng sẽ bỏ hết mấy tấm hình đã chụp từ con đường đi đến nơi có bệnh viện Saint-Paul de Mausole của Ông đã an dưỡng vì các hình của Mai chụp đã nói lên được rất nhiều điều rồi ” , những hình Ng cũng chụp ở đó thấy không ra chi cả , chỉ có vài hình ảnh Ng chụp Mai những khi Mai đang chăm chú chụp hình là coi được thôi.
    Ng thích nhất là tấm hình Mai chụp vườn cây Olives.

    1. Sóc làm cô nhớ đến một đoạn trong phim “At Eternity’s Gate” khi Gauguin báo tin là sẽ chia tay với Van Gogh để trở về lại Paris thì Van Gogh hoảng hốt: Đừng bỏ tôi, tôi chỉ có một mình.

Leave a Reply