Washington DC – Van Gogh Immersive Experience: Ánh sáng, bóng tối và sự cô độc – Tống Mai

Aug 31, 2021 (TM) – Feb 27, 2023 (TM)

 

Plaster Statuette of a Horse.  Paris, Spring 1886

 

It is a sad and very melancholy scene, which must strike everyone who knows and feels that we also have to pass one day through the valley of the shadow of death, and “que la fin de la vie humaine, ce sont des larmes ou des cheveux blancs.” What lies beyond this is a great mystery that only God knows, but He has revealed absolutely through His word that there is a resurrection of the dead.

Đó là một cảnh tượng rất buồn và u sầu, khiến ta nghĩ ngay đến một ngày nào đó ta cũng phải đi qua thung lũng đầy bóng tối của cái chết, và “cuối đời người chỉ có nước mắt và tóc trắng mà thôi.” Những gì đằng sau là một bí ẩn bao la mà chỉ có Chúa Trời biết, nhưng Ngài đã tiết lộ một cách tuyệt đối rằng có sự hồi sinh sau cái chết.

Bạn yêu dấu,

Khi tôi bước vào phòng trưng bày chính của Van Gogh Immersive Experience ở Washington DC tuần trước thì rơi ngay vào đoạn thư trên của Van Gogh. Giọng của người thuyết minh trầm buồn, vang vọng cả căn phòng mênh mông nhảy múa những bức tranh và cuộc đời của Van Gogh được phóng lên bốn bức tường và dưới sàn bằng ánh sáng. Không xa lạ gì với đoạn thư đầy ám ảnh ông viết cho em trai Theo của mình trong bối cảnh vùng Borinage của những người làm mỏ than ở Bỉ nơi ông là mục sư, nhưng bước ngay vào đoạn đó khi tinh thần chưa kịp chuẩn bị để đón nhận cảm xúc làm tôi bàng hoàng thảng thốt. Tại sao ông lại viết về những con ngựa trắng? Tôi biết đó là biểu tượng của cái chết theo Thiên Chúa Giáo, tôi biết đời sống lầm than khắc nghiệt ở vùng Borinage của cả người lẫn ngựa làm ông nghĩ đến chết chóc, nhưng câu cuối cùng “resurrection of the death” cho tôi có cảm tưởng trong sự lầm than là cả một niềm tin vô biên vào sự hồi sinh.

Tôi gởi theo đây đoạn đầu của bức thư khi ông gặp người quét đường một buổi chiều trên chiếc xe ngựa kéo, những con ngựa trắng già nua tiều tụy vì lao động quá nhiều và quá vất vả:

It was just the moment when the street cleaners came home with their carts with the old white horses. A long row of these carts were standing at the so-called Ferme des Boues, at the beginning of the tow-path. Some of these old white horses resemble a certain old aquatint engraving, which you perhaps know, an engraving that has no great art value, it is true, but which struck me, and made a deep impression upon me. I mean the last from that series of prints called “The Life of a Horse.” It represents an old white horse, lean and emaciated, and tired to death by a long life of heavy labour, of too much and too hard work. The poor animal is standing on a spot utterly lonely and desolate, a plain scantily covered with withered dry grass, and here and there a gnarled old tree broken and bent by the storm. On the ground lies a skull, and at a distance in the background a bleached skeleton of a horse, lying near a hut where lives a man who skins horses. Over the whole is a stormy sky, it is a cold, bleak day, gloomy and dark weather. (Letter to Theo – Borinage, Brussel, 15 November 1878).

… Ngay trong khoảnh khắc đó, những người quét đường trở về nhà với những chiếc xe ngựa trắng cũ kỹ. Một hàng dài những chiếc xe này đang đứng ở nơi gọi là Ferme des Boues, ở đầu con đường kéo. Một vài con ngựa trắng già nua này giống như một bức tranh thủy tinh cũ kỹ, một bức khắc không có giá trị nghệ thuật nhiều, sự thật là như vậy, nhưng điều đó đã gây ấn tượng mạnh và sâu sắc. Ý của anh là tác phẩm cuối cùng trong loạt bản in đó có tên là “Life of a Horse,” tượng trưng cho một con ngựa trắng già, gầy gò tiều tụy, và mệt mỏi đến chết bởi một cuộc sống lao động nặng nhọc, làm việc quá nhiều và quá vất vả. Con vật đáng thương đang đứng ở một nơi hoàn toàn cô đơn và hoang vắng, một mảnh đất lưa thưa cỏ khô, và đây đó một cây cổ thụ xương xẩu bị bão làm gãy cong. Trên mặt đất có một đầu lâu, và đằng sau là một bộ xương ngựa đã tẩy trắng, nằm gần một túp lều của một người làm nghề lột da ngựa. Toàn bộ là bầu trời bão tố, là một ngày lạnh lẽo, ảm đạm, u ám và tăm tối…. (Letter to Theo – Borinage, Brussel, 15 November 1878)

Đây là lần thứ ba tôi bước vào Immersive Exhibition của tranh Van Gogh. Hai lần trước ở Bruxelles và lần này ở Washington DC.  Hoảng hốt, nước mắt như bao giờ!
Tôi đã từng viết nhiều về ông, quá nhiều, tôi có kiệt lực không, không, càng tìm hiểu tôi càng vướng sâu vào như một nỗi ám ảnh. Nếu hỏi vì sao, tôi chỉ biết nói ai mà chẳng thương một thiên tài bị cô lập trong hố sâu đầy đau khổ của mình.

Empty chairs …
There are a great many of them, more will be added to their number, and sooner or later there will be nothing left
… but empty chairs.

Đêm đã khuya.
Bonne nuit!

Tống Mai
31 August 2021

 

Van Gogh Immersive Experience in Washington DC.  Digital art exhibition,  August 2021

La Tristesse durera toujours

Van Gogh Immersive Experience 2019 in Bruxelles
La Tristesse durera toujours (Van Gogh’s last word to Theo on his deathbed, Auvers, July 29, 1890)

Van Gogh Immersive Experience 2019

Photo: DoLinh Photography

Photo: DoLinh Photography

Photo: DoLinh Photography

Photo: DoLinh Photography

 

BEDROOM IN ARLES

Van Gogh’s Bedroom in Arles

Van Gogh’s Bedroom in Arles

Van Gogh’s Bedroom in Arles

 

EMPTY CHAIRS

Empty chairs – there are a great many of them, more will be added to their number,
and sooner or later there will be nothing left … but empty chairs.

Vincent’s Chair with His Pipe.  Arles, December 1888
“One chair made of wood and yellow wicker, up against the wall, on red tiles”

Paul Gauguin’s Armchair.  Arles, December 1888
Then Gauguin’s armchair, red and green, a nocturnal mood, the wall and floor
similarly red and green, two novels and a candle on the seat…. Before illness
forced me to enter a home, I tried to paint his empty chair.”

Thay vì cố gắng theo chính xác những gì thấy trước mắt, tôi xử dụng màu sắc tùy thích
để diễn tả nội tâm
một cách mạnh mẽ hơn

Màu sắc có tiếng nói riêng và ta không thể nào sống không có nó

Những bức tranh có một đời sống riêng bắt nguồn từ tâm hồn người họa sĩ

Đời sống sẽ ra sao nếu ta không có can đảm để thử thách bất cứ điều gì

Tôi thường nghĩ ban đêm sống động hơn và màu sắc phong phú hơn ban ngày

 

BÌNH HOA

Nếu tôi đếm không lầm thì Van Gogh vẽ hơn 60 bức bình hoa, trong đó đã có 5
bình hướng dương mà ông gọi là soleils (suns) thay vì tournesols (sunflowers)

“And now for what regards what I myself have been doing, I have lacked money for paying models,
else I had entirely given myself to figure painting but I have made a series of colour studies in painting
simply flowers, red poppies, blue corn flowers and myosotys. White and rose roses, yellow chrysanthemums…
trying to render intense colour and not a grey harmony”.  (Letter to Horace Livens, 1886)

Vase with Gladioli. Paris, Summer 1886

Japanese Vase with Roses and Anemones.  Auvers-sur-Oise, June 1890

Vase with Asters and Phlox.  Paris, Summer 1886

Vases with Carnations and Other Flowers. Paris, Summer 1886

Three Sunflowers in a Vase.  Arles, August 1888

Cineraria in a Flowerpot.  Paris, August 1886

Vase with Lilacs, Daisies and Anemones.  Paris, Summer 1887

Vase with Twelve Sunflowers.  Arles, August 1888

Photo: MinhNguyet Tran

Photo:  DoLinh Photography

 

IMMERSIVE EXHIBITION

Sunflowers

Sunflowers

 

JAPONAISERIE
I envy the Japanese the extreme clarity of everything in their work.
It is never dull and it never seems to be done in too much of a hurry.
Their work is as simple as breathing, and they do a figure in a few sure strokes with the
same ease as buttoning up your waistcoat.  (Vincent to Theo, 24 September 1888)

Japonaiserie.  Paris, 1887

Japonaiserie.  Paris, 1887

Japonaiserie

 

MONASTÈRE SAINT-PAU-DE-MAUSOLE – SAINT-RÉMY DE PROVENCE

Monastère Saint-Paul-de-Mausole – Saint-Remy de Provence,  1889-1890

Monastère Saint-Paul-de-Mausole – Saint-Remy de Provence,  1889-1890

Monastère Saint-Paul-de-Mausole – Saint-Remy de Provence,  1889-1890

Monastère Saint-Paul-de-Mausole – Saint-Remy de Provence,  1889-1890

Monastère Saint-Paul-de-Mausole – Saint-Remy de Provence,  1889-1890

Monastère Saint-Paul-de-Mausole – Saint-Remy de Provence,  1889-1890

Monastère Saint-Paul-de-Mausole – Saint-Remy de Provence,  1889-1890

Starry Night over the Rhone – Saint-Rémy, September 1888

Starry Night over the Rhone – Saint-Rémy, September 1888

Olive Grove.  Saint-Rémy, November 1889.  Photo by Elizabeth – (Thank you Elizabeth for taking the photos!)

Olive Grove.  Saint-Rémy, November 1889.  Photo by Elizabeth

Olive Grove.  Saint-Rémy, November 1889.  Photo by Elizabeth

Olive Grove. Saint-Rémy, November 1889

Olive Grove. Saint-Rémy, November 1889 – Courage

AUVERS-SUR-OISE

Wheat Field with Crows.  Auvers-sur-Oise, July 1890
“But then the time comes when migratory birds fly away. A fit of melancholy – he’s got everything he
needs – but the sky is brooding and stormy, and deep within he is rebelling against his misfortune. “I
am in a cage, and I’ve got everything I need, fools! I’ve got everything I could possibly want!
Ah, dear God, freedom – to be a bird like the other birds!”

Wheat Fields near Auvers.  Auvers-sur-Oise, June 1890

Tree Roots and Trunks.  Auvers-sur-Oise, July 1890. The last painting in Van Gogh’s final days

 

 

THE COGITO’S ANALYSIS OF “STARRY NIGHT”

Bruxelles – Van Gogh Immersive Experience

 

 

46 thoughts on “Washington DC – Van Gogh Immersive Experience: Ánh sáng, bóng tối và sự cô độc – Tống Mai

  1. Dear Elizabeth,
    If you ever see this post of mine, I would like you to know how the photos and videos you took of me in the Immersive Exhibition room against the wall covered with moving Van Gogh’s paintings that day has moved me till now.
    It was such a thoughtful and sweetest thing you did for a stranger you just happened to see in a public event.
    I will remember this always.
    Mai

    1. Dear Mai,
      I was sharing your blog and happened to see this comment. This means the world to me! I jokingly tell my boyfriend I want to be known as “the kind lady”. You were thoughtful enough to photograph us together and I would be remiss if I did not express our gratitude for your kindness. If it were not for you, we would not have any photos of us together at the exhibit. Your work is absolutely beautiful and I hope you share future blogs with me! Thank you again!
      Elizabeth

  2. Em để ý những tấm chị chụp có ỉn theo cái shadow của mình trông cô độc làm sao.

    Đẹp quá và hay quá chị Mai. Để có những trải nghiệm này phải cần một sự đam mê kinh khủng.
    Van Gogh forever!

    1. Dearest shadow of mine, stand still while the light is here so I could have you by my side, because when the light is gone you will be gone too. I will take you wherever I go as long as there’s light. Stay still so I can take a picture of us together in this place, right here, right now.

      Chị phải dặn cái shadow của mình như vậy nó mới đứng yên cho chị chụp hình : ) : )

  3. Nếu những notes nhạc có thể tạo nên một trường âm thanh kỳ diệu, ngược lại những màu sắc sẽ tạo nên một không gian lặng im. Notes nhạc hay màu sắc có thể xoa dịu tâm hồn và cũng tạo nên những rung động hay dày vò của nội tâm.
    Tranh của Van Gogh, một thinh lặng của màu sắc.
    Nghĩ rằng những kiệt tác của Van Gogh đã bật ra từ những dồn nén nôi tâm, những đau khổ trong cuộc sống, những buồn đau thầm kín suốt cả cuộc đời, cho nên những sắc màu, nét vẽ mang tên Vincent đã được thể hiện qua trực giác như một cánh cung đã giương tên. Chúng ta không thể tìm thấy nó một nơi khác trong hiện tại.
    Cũng như Mai, xem Immersive Exhibition tranh Van Gogh từ Mons rồi Bruxelles, Amsterdam, mỗi lần đều có những xúc động riêng đến từ màu sắc thể hiện tâm hồn ông trong từng giai đoạn cuộc sống. Bản thân tin rằng những cảm xúc này sẽ không thể mất trước mỗi tác phẩm của Vincent.
    Cám ơn Mai một lần nữa với bài viết và tranh của Van Gogh tại D.C. Đặc biệt các bình hoa thật tuyệt vời.

    1. Hình những bình hoa là một gallery rất đặc biệt ở trong Immersive Experience ở DC, một gallery mà Mai không thấy ở Immersive Experience ở Bruxelles năm kia. Rất đặc biệt vì họ dùng digital 3 dimension của bình và chiếu ánh sáng lên mỗi bình hoa chỉ vài giây rồi bình khác tràn vào từ từ lấp bình trước. Và cứ như thế hiện ra tất cả tác phẩm hoa của van Gogh. Tuyệt vời! Cái transition đó làm say mê, Mai mọc rễ ở gallery đó rất lâu, trước khi về còn tiếc nuối trở lại thêm một lần nữa.

      Gallery đặc biệt thứ hai là Immersive Room, trong đó từng giai đoạn của cuộc đời và tác phẩm của ông được phóng lên tường và lên sàn và mỗi giai đoạn đều có narration cho những bức thư mà ông viết cho Theo.
      Mai chỉ có so sánh một điều là ở Bruxelles, họ dùng tòa nhà cổ kính và trang nghiêm Bourse de Bruxelles cho event này, bên trong kiến trúc đẹp như một lâu đài nên càng tăng vẻ trang trọng.
      Người Mỹ thực tế hơn, họ chọn địa điểm n’importe quoi miễn sao thu lợi nhiều : )

        1. Căn phòng đó ở Bruxelles rất nghệ thuật làm với tất cả sự trân trọng, nhưng ở DC thì thật thất vọng, họ làm qua loa thôi. Mai nhớ ở Bxl ngồi ở phòng đó gần mấy tiếng đồng hồ nghe đi nghe lại giọng nói trầm ấm của The Cogito cả chục lần đến thuộc lòng bài phân tích tuyệt vời đó của ông.

  4. Van Gogh as well as his siblings all were plagued with a hereditary disease called porphyria, resulted in bouts of seizures and hallucinations. All that were reflected in his paintings like no others. His illness was a great suffering you may say. But one fortunate thing came out of it is his talent and he was able to use it to put his name in the world art history. Lots of people with this kind of illness are unable to do that.

    The loss of these great artists … Van Gogh, Trinh Cong Son …, the kind of loss of what’s so dear to your heart can be overwhelming. Let me share with you this poem I memorized since I was a kid.

    Chân chim nhỏ
    Không về vườn cũ
    Mùa hạ rồi
    Trên lối u sầu
    Bản tình ca,
    Ai ru người ngủ
    Người đã xa,
    Hoa cỏ nát hồn ta.

    Perhaps that can describe your melancholy.

    1. Beautiful poem!
      The kid was too young to memorize such sadness.

      “Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
      Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu
      Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ
      Chìm dưới sương thu là một đóa thơm tho.

      Chìm dưới cơn mưa một dấu chân đi
      Chìm dưới đất kia hạt cát bao la”

  5. WOW ! quá hay, quá hay chị TMai ơi ! Mới đọc qua thôi, nhớ lại những chuyến đi St Remy de Provence, Auvers-sur-Oise , Arles v.v…, lúc đứng trong phòng của Ông ở St Remy nhìn xuống vườn lavendes, đứng giữa vườn lúa nhìn đàn quạ bay qua ở Auvers-sur-Oise, nơi Ông vẽ bức tranh bất hủ chị chụp ở show trong DC tuần trước.

    Mình sẽ phải đọc lại bài này nhiều lần nữa để thưởng thức bài viết và những tấm hình chị chụp.

  6. Xem từ từ, ngắm chầm chậm để NGẤM hết cả tranh của Van Gogh lẫn hình chụp của photographer rồi thủng thẳng đọc từng câu .

  7. Cô Mai thân mến,
    Cám ơn cô rất nhiều đã chia xẻ với tôi kinh nghiệm xem tranh ánh sáng của Van Gogh. Tiếc quá, tôi không được đến xem tận nơi. Nhưng may mắn mấy năm trước qua Paris tôi cũng đến thăm một nơi họ chiếu tranh lên bốn bức tường và sàn nhà trong một căn phòng rất rộng thấy rất lạ.

    Cô Mai chắc chắn phải có một camera rất tốt nên mới chụp hình trong phòng tối mà rõ và đẹp quá như vậy. Tôi nhìn tranh hoa hướng dương chiếu trên tường, dù chỉ là hình ảnh thôi mà cũng đã cảm thấy một cảm xúc rất mạnh. Vì tôi cũng rất mê ông họa sĩ tài ba có một cuộc sống khốn khổ, ông đúng như người Việt mình nói, con tằm đến chết vẫn còn buông tơ. Van Gogh đã bỏ hết tâm huyết, sức lực vào việc sáng tác những bức tranh không thể có một họa sĩ thứ hai nào vẽ được như ông. Tôi cũng thích vẽ hoa hướng dương, cây olive, cánh đồng ngô màu vàn, nhưng cứ cầm cọ lên là nghĩ ngay đến nét vẽ và màu sắc của Van Gogh.

    1. Cám ơn chị, nhưng nếu chị đã xem căn phòng chiếu tranh Van Gogh lên tường và sàn nhà bằng ánh sáng ở Paris thì đúng là cùng một show Immersive Experience ở DC. Show ở Paris Atelier des Lumières đẹp hơn và công phu hơn show ở DC mặc dù cùng một nhà sản xuất. Họ còn có show những họa sĩ khác Cezanne, Kandinsky, Picasso, Klimt… ở Baux-de-Provence nữa. Ôi, họ làm đẹp khủng khiếp, art comes to life! lôi kéo tất cả những cảm xúc của mình.

      Mai chúc chị thành công với những oil paintings của mình.

  8. Cảm ơn Mai đã cho mọi người cảm nhận được cuộc đối thoại của Mai với màu sắc, âm thanh, của ánh sáng, bóng tối và sự cô độc.

  9. Phải thấu hiểu được tâm hồn và tâm trạng của Van Gogh Mai mới luôn có những cảm nhận sâu sắc về tranh của ông.

    Những bài viết về những cuộc triển lãm tranh hay ký sự theo dấu chân của những nơi Van Gogh từng sinh sống của Mai đã giúp cho người đọc hiểu được thêm về ông. Phải có cái nhìn tinh tế khi thưởng lãm tranh của Van Gogh mới chụp lại được những hình ảnh tuyệt tác như thế.

    Nguyệt thấy những hình Mai chụp với chiếc bóng của mình in lên những bức tranh thật đẹp vô cùng, làm liên tưởng đến câu “Người về soi bóng mình“ của anh Trịnh Công Sơn. Nguyệt cũng rất thích những bình hoa màu sắc rực rỡ.

    Cám ơn Mai đã share những hình ảnh rất đẹp và những cảm xúc thật tuyệt vời của Immersive Experience này. Nguyệt hẹn Mai một ngày nào sẽ cùng nhau xem show này ở Paris nghe Mai.

    1. “Người về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm”. Cảm ơn Ti đã nghĩ ra câu đó.

      Trở lại với đời sống bình thường, ngày đó còn xa quá, nó không còn là vấn đề khoa học nữa mà từ lâu đã là vấn đề quyền lực chính trị rất đáng sợ trong xã hội tan nát này. Mai vẫn mơ được trở lại những nơi mình đã đi với nhau những năm trước.

    1. Nếu Mai đếm không lầm thì ông vẽ tất cả hơn 60 bức bình hoa, trong đó đã có 5 bình hướng dương mà ông gọi là soleils (suns) thay vì tournesols (sunflowers)

      “And now for what regards what I myself have been doing, I have lacked money for paying models, else I had entirely given myself to figure painting but I have made a series of colour studies in painting simply flowers, red poppies, blue corn flowers and myosotys. White and rose roses, yellow chrysanthemums… trying to render intense colour and not a grey harmony”.
      (Letter to Horace Livens, 1886)

  10. Doctor Who:
    youtube.com/watch?v=ubTJI_UphPk

    The Doctor and Amy take Van Gogh to the van Gogh gallery at Paris art Gallery in the year 2010 and interviewed the curator:

    The Doctor : Between you and me, in a hundred words, where do you think Van Gogh rates in the history of art?

    Curator : Well… um… big question, but, to me Van Gogh is the finest painter of them all. Certainly the most popular, great painter of all time. The most beloved, his command of colour most magnificent. He transformed the pain of his tormented life into ecstatic beauty. Pain is easy to portray, but to use your passion and pain to portray the ecstasy and joy and magnificence of our world, no one had ever done it before. Perhaps no one ever will again. To my mind, that strange, wild man who roamed the fields of Provence was not only the world’s greatest artist, but also one of the greatest men who ever lived.

    1. I cry every time I watch this episode, chi Mai!
      If only he knows he became the most beloved artist of all time after his death.

  11. Mai ơi, Th cám ơn Mai, mà Ouf ! Th thật là mệt ! suốt buổi tối, dật dờ, và lòng xao xuyến tạ ơn Ơn Trên đã ban cho trần gian có những con người tài ba như thế, và cám ơn cho Th có 1 người bạn như thế, vỡ òa, Mai ơi.

    Mai ơi, viết mấy chữ cám ơn Mai mà rồi tắt máy khò !

  12. Cám ơn TMai đã giới thiệu cuộc triển lãm về những bức họa của Van Gogh. Thuở mới qua Mỹ, các sv VN thường hay lấy các lớp cần ít Anh văn như toán, vật lý. Tôi thì ngoài 2 môn này còn lấy thêm lớp Music Appreciation, Thưởng Thức Âm Nhạc Cổ Điển và Art History, Lịch Sử Nghệ Thuật Âu Châu. Van Gogh là một trong những hoạ sỹ tôi khó quên, nhất là những nét vẽ mạnh bạo và câu chuyện Van Gogh cắt tai mình tặng tình nhân. Mong khi lên thăm Wash DC kỳ này thì cuộc triển lãm Van Gogh vẫn còn.

    Một hoạ sỹ khác tôi thích là Andrew Wyeth. Ông có lối vẻ trái ngược Van Gogh – nét vẽ nhẹ nhàng và tỷ mỷ. Chẳng hạn cùng vẽ quang cảnh, Van Gogh dùng những nét thẳng thừng và mạnh bạo, Wyeth thì chi tiết và màu mè tinh tế.

    1. Mai cũng thích tranh của Andrew Wyeth, sự cô độc, melancholy và longing trong đó.
      Van Gogh Immersive Exhibition ở DC có cho đến January 2022, nhưng có thể không còn vé nếu không lấy vé ngay bây giờ.

      1. Đầu xuân 2021 đi thăm Washing DC được Tống Mai dẫn đi xem hoa anh đào và một vòng quanh hồ Tidal Basin, đúng là may mắn.

        Đầu thu 2021 đi thăm Wash DC lại được TM dẫn đi xem triễn lãm Immersive Van Gogh. Đúng là trúng số 2 lần. TM viết bài và chụp nhiều tấm hình đẹp về cuộc triển lãm này. Điều này làm tôi tò mò không biết cuộc triển lãm đẹp thật sự, hay chỉ đẹp dước con mắt của một NAG TM say mê Van Gogh đến gần như obsessive.

        Từ Immervice trong giới triển lãm thường được dùng để chỉ cách đưa người xem vào thế giới ảo – Virtual reality. Cuộc triễn lãm ở DC dùng 2 phương pháp virtual reality – Chiếu phim panorama 360 độ cùng sàn nhà, và xem video dùng kính virtual reality. Cả hai phương pháp đều thành công trong việc đưa người xem vào thế giới của Van Gogh, nhất là phim panorama. Phim ghi lại những bức tranh qua nhiều giai đoạn của hoạ sĩ này. Đệm đằng sau phim là những bài nhạc thật hay mà bài tôi thích là Bốn Mùa – Four Seasons của Vivaldi. Đến giai đoạn cuối đời, Van Gogh phải vô bệnh viện tâm thần. Khi được xuất viện, bức chân dung cuối cùng mà Van Gogh tự họa cho thấy một người điềm tỉnh, nhưng có vẻ tuyệt vọng và thiếu joie de vie. Bản nhạc của Vivaldi lúc đó cũng đến khúc cuối của mùa Đông. Mùa Đông đã qua. Vài ngày sau khi vẽ bức chân dung này Van Gogh tự vẫn.

        Cuộc triển lãm đẹp, cảm động, và có giá trị. Nhưng có lẽ tôi cũng thích van Gogh đến độ obsessive.

        Năm 2021 tôi có nhiều kỷ niệm vui buồn lẫn lộn. Nhưng hai kỷ niệm vui và đáng nhớ nhất năm 2021 là chuyến đi xem hoa anh đào ở DC đầu xuân, và chuyến đi xem triễn lãm VG đầu thu.

        Cám ơn TM.

  13. Tôi trở lại Van Gogh Immersive Experience ở DC tuần trước. Đây là lần thứ bảy tôi xem exhibition này. Gần hai năm rồi nhưng exhibition vẫn còn.
    Tôi trở lại, tâm tư trĩu nặng. Tôi trở lại tìm sức mạnh và can đảm để đối diện với thế giới hèn kém nhỏ nhoi. Sấm sét của những tấm tranh của Van Gogh sẽ dịu đi sấm sét của hồn mình.

    Nhưng không,
    La Tristesse durera toujours.
    Sadness will last forever.

    1. PH mong chị được an lành trong những ngày tới.

      Cuộc đời của con người
      như cỏ bên bờ suối
      bị dòng nước cuốn trôi
      đôi khi được chiếu rọi
      bởi vầng trăng rạng ngời.
      (Ryokan Taigu)

Leave a Reply