Feb 29, 2024 (TM)
Điều đã giữ cho tim tôi thao thức là sự im lặng đầy màu sắc
Ce qui garde mon cœur éveillé est un silence coloré
(Claude Monet)
Tôi bước ra khỏi Monet Immersive Experience ở Washington DC tuần trước trên vai một tâm hồn nhỏ nhẹ mỉm cười.
Năm kia khi bước ra khỏi Van Gogh Immersive Experience trên vai tôi nặng trĩu một tâm hồn rướm lệ.
Bạn yêu dấu,
Tôi đã từng viết rất nhiều về Monet, về những đốm màu trong tranh của ông khi ông tìm cách vẽ không khí quanh những chủ thể của mình để khi nhìn vào, những gì ông muốn diễn tả từ con thuyền, cây cầu, hoa súng, thiếu nữ ngồi thêu, ngôi giáo đường, cánh đồng hoa poppy… chỉ lóng lánh mơ hồ ẩn hiện sau muôn sắc và ánh sáng phù du.
Đêm nay cho tôi chỉ im lặng gởi hình ảnh của buổi triễn lãm tranh bằng ánh sáng của Monet ở Washington DC tuần trước mà thôi.
Đêm đã khuya bên này bờ đại dương.
Bonne nuit!
Tống Mai
Virginia, Feb 29, 2024
MONET IMMERSIVE EXPERIENCE
WASHINGTON DC
Điều đã làm cho tim tôi thao thức là sự im lặng đầy màu sắc
Tôi đang theo đuổi mảnh màu duy nhất chỉ vì muốn nắm bắt được cái vô hình.
Thật khủng khiếp khi ánh sáng biến đi.
Màu sắc là nỗi ám ảnh, niềm vui và nỗi đau khổ bất tận của tôi
Màu sắc, bất kỳ màu sắc nào cũng chỉ tồn tại được một giây, đôi khi chỉ ba hoặc bốn phút là nhiều nhất …
Ước nguyện của tôi là luôn được như thế này, sống lặng lẽ trong một góc trời giữa thiên nhiên
Ảo giác của bất tận, của mênh mông non nước không bến bờ
Tôi đã quay lại với những gì không đạt được: nước và cỏ dại lay động dưới thẳm sâu
Chủ thể chỉ là phụ mà thôi, điều mà tôi muốn ghi lại là những gì tiềm ẩn giữa chủ thể và tôi
Mọi người bàn luận về tác phẩm của tôi và nghĩ là cần phải hiểu trong khi chỉ cần yêu thích là đủ
Có điều an bình và yên ổn khi nhìn tranh của ông Mai nhỉ 🙂
Yên ổn như cuộc đời bình lặng hạnh phúc của ông.
Trái với cuộc đời dày vò bất hạnh của Van Gogh.
Hai cuộc đời trái ngược đã tạo ra hai thiên tài bất tử
Nhưng mà phải trốn tránh điều nuôi dưỡng sự khổ hạnh dày vò thì em chỉ muốn tìm đến màu sắc bình lặng của tranh Monet hơn là cảm giác sợ hãi điên cuồng lửa đốt trong tranh Van Gogh 🙂
Bộ hình này của Mai đẹp quá, nhất là những hình có dáng dấp thanh tú của Mai trong đó.
Nhưng có sự so sánh với những loạt hình trước của Van Gogh Immersive Experience vì không xao động tâm hồn bằng. Điều đó dễ hiểu phải không Mai.
Mai cũng có ngay sự so sánh đó khi bước vào Monet Immersive. Đầu tiên là sự thất vọng vì không gây được cảm xúc gì, chỉ thấy đẹp vì transition của ánh sáng liên tiếp chồng chất những cảnh trong tranh vẽ lên nhau. Nhưng với Van Gogh Immersive thì thật sự bàng hoàng khi tất cả sự yêu thương đối với ông được thể hiện qua từng chi tiết của những bức họa, giọng nói ấm áp chậm rãi của người đọc những bức thư của ông gởi cho em trai Theo, nhạc nền… đã thực hiện với tất cả tâm hồn của người đã tạo ra show. Mai nhớ mình đã đi xem Van Gogh 7 lần, nhưng bao giờ bước vào cũng hoảng hốt nước mắt.
Có thể Monet không có được nhiều sự trân quí đó, nhưng cũng dễ hiểu là cuộc đời và tác phẩm của Monet không có được chiều sâu nên khó mà tạo ra được một show ám ảnh như của Van Gogh.
“Điều đã giữ cho tim tôi thao thức là sự im lặng đầy màu sắc”.
Vẽ không khí như vẽ tiếng chim hót.
Ý tưởng này của ông ngộ nghĩnh và nên thơ. Vẽ những gì không thấy được bằng mắt nhưng thấy được bằng hồn.
Cách dùng caption cho ảnh của Mai nhẹ nhàng, đôi khi lãng mạn như tranh của Monet.
Mai nghĩ Monet sống trong màu sắc và ánh sáng êm ả nên những câu nói của ông cũng nhẹ nhàng như thế.
Đẹp quá chị. Màu sắc ánh sáng rực rỡ nhưng em cũng đồng ý là không thể so sánh được với chiều sâu của show Van Gogh như chị nói.
Bức nào em cũng thích, nhưng thích nhất là bức thứ 5, 6 một mình ta giữa mênh mông của chị.
Đó cũng là những cảnh chị thích trong show và những cái ghế trống sắp quanh phòng.
DC giàn dựng show này không tươm tất và đẹp như show ở Los Angeles, chị rất thất vọng. Có rất ít người đi, không đầy rạp kinh khủng như show Van Gogh, nhưng vì vậy mà có được không gian trống nhiều yên ổn hơn.
Người O nhẹ tênh nên O viết cũng nhẹ tênh O Mai ơi. Chị định gọi Mai để nói như vậy. Đẹp không tưởng được.
Khi nào muốn đến xem thì em đưa chị đi. Show này em thất vọng vì DC làm không bằng ở Los Angeles, những tranh mà họ chọn để phóng lên không ý nhị bằng, ánh sáng và sự sắp đặt cũng kém hơn nhiều. Chị xem blog trước của em “Tôi muốn vẽ cả tiếng chim hót” sẽ thấy.
“That is what almost everyone has said about them: that their subject was the spontaneous visual experience of the world rather than the world itself. They wanted, it was said, to re-create the immediate visual impression of that landscape, produced by the light in the very instant before the brain fully organized the scene.
But even this isn’t exactly right. Obviously they were not painting realistic images of the world as it objectively exists. But neither were they representing immediate visual sensations, even though Monet would say late in his life that his originality lay in his ability to record “impressions registered on my retina.” These are paintings by artists “drinking in the intoxicating effects of the sun,” in Philippe Burty’s wonderful phrase in a review published in 1874 in La République Française. Landscapes became lightscapes. But we shouldn’t underestimate either the intoxication or the fact that the artists usually returned soberly to the studio to complete their paintings. They were committed to neither optics nor objectivity.
Rather, they were painting something in between. It isn’t that they painted objects as we see them. They painted the luminous air and light that exists in between the eye and those objects. “I want to paint the air in which the bridge, the house, and the boat are to be found—the beauty of the air around them—and that is nothing less than the impossible,” Monet said in 1895 in an interview while visiting Norway. “To me the motif is insignificant. What I want to reproduce is what lies between the motif and me.”
What “lies between” is something real, although it is transparent and insubstantial. It affects the appearance of objects, but it is not itself normally perceived. To paint it may very well seem to be “impossible,” as Monet said. But it was exactly what he and the other impressionists wanted to portray: not objects but what Cézanne called “the atmosphere of objects”—light and air, which demand color, not contour. The objects themselves mattered only as they provided the particular occasions and some necessary scaffolding for painting the in-between.
And surprisingly the in-between seemed to have a characteristic color. “I have finally discovered the true color of the atmosphere,” Manet would crow near the end of his life: “It is violet.”
(Lapham’s Quarterly – Restless Violet Shadows)