Mar 19, 2015; June 21, 2020; Feb 15, 2022 (TM)
ACROSS THE NIGHTINGALE FLOOR
THE TALES OF THE OTORI. Book I
Lian Hearn
SÀN GỖ HÓT NHƯ CHIM HỌA MI
Đỗ Tùng dịch
Xin bấm vào link dưới đây để đọc:
SÀN GỖ HÓT NHƯ CHIM HỌA MI – Chương 1-11
Mar 19, 2015; June 21, 2020; Feb 15, 2022 (TM)
ACROSS THE NIGHTINGALE FLOOR
THE TALES OF THE OTORI. Book I
Lian Hearn
SÀN GỖ HÓT NHƯ CHIM HỌA MI
Đỗ Tùng dịch
Xin bấm vào link dưới đây để đọc:
SÀN GỖ HÓT NHƯ CHIM HỌA MI – Chương 1-11
Có một câu trong truyện làm chú ý :
“Thật hạnh phúc khi về đến nhà,” ông trầm tĩnh nói. “Nhưng giống như con sông kia luôn luôn ở trước nhà, thế giới luôn luôn hiện diện ở ngoài kia. Và chúng ta phải sống trong thế giới đó.”
Mai
Trong pháo đài của mình tại Inuyama, các lãnh chúa Iida Sadamu nghe ngóng sàn gổ chim họa mi của mình, được xây một cách tinh tế, nó hót lên mỗi khi có chân người dẫm vào, nên không một kẻ sát nhân nào có thể vượt qua sàn mà không bị lộ diện.
Anh Tùng khi translated giữ được lối viết giản dị nhưng sinh động rất hay của tác giả. Có ai dám nói người khoa học kỹ thuật không viết văn hay đâu. Mai thump up, way way up.
Mai
Anh Tùng giỏi ghê ! sắp xếp thì giờ đi chơi ,đi chụp hình , đi đánh Tennis , chăm sóc vườn hoa , rứa mà còn dịch thuật truyện nữa.
Ng chỉ mới đọc có mấy trang ( thấy mới Chương Một của cuốn Một mà đã dài đến 28 trang ), để rồi Ng sẽ dành thì giờ đọc cho hết .
Ng có điện thoại nói chuyện với Mai , Mai nói là anh Tùng dịch rất hay đó, thêm một lý do để phải đọc hết..
MN.
Trước hết phải merci Mai và Nguyệt đã khen cổ võ một vỏ sĩ mới lên vỏ đài lần đầu tiên hihi…
Phải công nhận bác Hòa Ga rất tinh mắt. Lâu ni cứ tưởng mắt bác Hòa chỉ sáng lên khi nhìn mấy cô mấy bà, không ngờ nhìn được mấy lỗi chính tả đó:
– con lươn dĩ nhiên không có g, mình chẳng hiểu vì sao lại đánh lộn chữ đó
– chữ tỉnh giấc, tỉnh người là dấu hỏi. Chữ yên tĩnh, trầm tĩnh dấu ngã
Dấu chấm phết: mình giữ lại hầu hết các dấu của nguyên tác với hy vọng giữ được văn phong của tác giả, nhưng mình sẽ xem lại dấu này. Thanks.
Toàn bộ câu chuyện viết với thời quá khứ và tiền quá khứ, và tiếng Anh thì chính xác về mấy thời ni, còn tiếng Việt thì lỏng lẻo hơn, hiểu ngầm nhiều hơn nên đôi lúc mình ít xài chữ “đã” vì sợ câu văn nặng nề. Nhưng mình hiểu ý bác Hòa là câu nớ nên có chữ “đã”.
Còn vấn đề “văn phong cưng cứng” như bác Hòa nói thì mình xin giải thích như ri:
Dĩ nhiên văn phong mỗi người mỗi khác, mỗi ngôn ngữ mỗi khác, nên khi dịch có hai chuyện có thể mâu thuẫn với nhau: giữ văn phong của nguyên tác, và ngôn ngữ dịch cũng phải “trơn tru”. Trường hợp ni thì chỉ có cách là compromise. Cách viết của tác giả có nhiều câu rất ngắn, có nhiều câu rất dài và ngắt quãng bằng nhiều dấu phết (not uncommon in modern English). Mình muốn giữ lại hầu hết cách chấm câu của tác giả nhưng đồng thời cũng phải “gò” câu tiếng Việt để đừng lủng củng hay trúc trắc quá. Again, that’s a compromise!
Tóm lại, cám ơn bác Hòa Ga rất nhiều, và hy vọng nhận thêm ý kiến của mấy bác khác.
Tùng
ps. Mình đã dịch xong chương 2, đang dịch chương 3. Sẽ dò lại chương 2 và sẽ gởi trong vài ngày nữa. Có 2 chữ xuất hiện nhiều mà mình thấy khó dịch nhất là chữ “lord” và chữ “warrior”. Any idea?
Mai nghĩ nước Nhật thời Trung cổ phong kiến feudal system (thời Heian trong truyện) vì triền miên trong tranh chấp giữa các bộ tộc nên warriors (kiếm sĩ, võ sĩ đạo) rất quan trọng và được nhắc hoài trong truyện là vậy.
Trong Feudal Japan, warriors là những chiến binh samurai (dịch là võ sĩ đạo, kiếm sĩ thì phải) phục vụ cho các daimyo (còn gọi là lord, lãnh chúa) của họ.
Thời phong kiến Japan kéo từ thế kỷ 12th đến 19th, cấu trúc xã hội thời kỳ này bao gồm trên hết là Emperor (Thiên Hoàng), rồi đến Shogun (Mai không biết dịch tiếng Việt cho chữ này, shogun là military commander, commander-in-chief của nước), đến các Daimyo/Lord (Lãnh Chúa), đến Samurai/warriors (võ sĩ đạo, kiếm sĩ), đến Peasants (nông dân) và dưới cùng là Chonin (giới thương gia buôn bán)
Dưới thời này, những lãnh chúa daimyo cung cấp cho shogun những warriors để đổi lấy đất. Tranh chấp giữa các lãnh chúa của các bộ tộc làm cho xã hội thời đó liên miên trong chiến tranh, nên giai cấp samurai (warriors) rất được trọng vọng bởi vì họ chiến đấu bảo vệ cho bộ tộc của họ.
Anh Tùng chọn dịch đúng cuốn truyện hấp dẫn mà Mai nghĩ hình như chưa có ai dịch tiếng việt trước đây.
Đồng í với Mai
-Lord hình như là lãnh chúa.
-Warrior là kíếm sĩ
-Còn Shogun hình như là Tướng quân thì phải.
Mấy cái từ nầy hay thấy trong truyện Nhật,
H.
Bác Hòa ơi,
Tác giả bộ truyện ni là một bà già gốc Ăng-Lê 73 tuổi, mất 14 năm từ khi nãy ra ý tưởng trong một chuyến đi Nhật cho đến khi hoàn thành cuốn cuối cùng năm 2007. Hiện nay bán được hơn 4 triệu cuốn ở 36 nước trên thế giới.
Mình sẽ tiếp tục dịch cho đến khi 1 trong 3 chuyện sau đây xảy ra:
– dịch xong toàn bộ
– mỏi mệt hay lười
– hết hứng (hay cái hứng ni bị thay thế bởi một cái hứng khác)
Ha…Ha…
Tùng
Anh Tùng muốn nghe những lời cay đắng hay ngọt ngào? (Ôi, thỉnh thoãng lời ngọt ngào có thể làm chảy máu, chẳng khác chi một đường gươm ngọt!)
Anh T đúng là quái nhân văn võ song toàn, thượng tri thiên văn, hạ thông địa lý, cầm kỳ thi họa tinh thông. (nếu có dịp sẽ chiết vài chiêu cờ tướng với anh chơi)
Tuy nghĩ tác giả nguyên tác khó sánh nỗi với Kim Dung, nhưng dịch phẩm rất hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Anh T đã làm một việc phi thường là dịch một chuyện kiếm hiệp Nhật Bản từ tiếng… “Ăn Lê” (eat pear?), một ngôn ngữ vô cùng phi kiếm hiệp!
T không biết tiếng Nhật, chỉ nghĩ sơ sơ kết cấu tiếng Anh thời nay ngắn, gọn. Như rứa thiệt khó để múa một đường kiếm “tây dương” trơn tru, với nét bay bướm như mãn thiên hoa vũ được. Trừ phi…phóng tác!
Nhưng có vẽ như anh Tùng không muốn làm điều đó. Có lẽ vì vậy mà anh Hòa Ga nói là lời dịch có vẽ cứng chăng? T lại hàm hồ nghĩ, đây cũng có thể là ý của anh Tùng. Tuy không rành văn hớa Nhật, T thấy trong khi võ thuật Tàu có vẻ huê dạng, bay bướm thì quyền thuật và kiếm pháp Nhật có vẻ đơn giản, it màu mè mong đạt cùng hiệu quả, straight to the points hơn. Không biết văn chương Nhật có như rứa không.
Anh Hòa ga và chị TMai đã góp nhiều ý chính xác và thú vị. T chỉ còn lời tán dương. Nhưng nói ra thì…kỳ quá. Mong ngày nào được gặp, cạn vài chén “dạ quang bôi” làm quen.
Bravo! và
Cám ơn anh Tùng!
hdt
p/s: T quên nói một cảm tưởng của riêng mình là, T sẽ cảm thấy it “ăn lê”, gần gũi với mình hơn, nếu môt cách nào đó bản dịch ít đi những chữ “tôi”, “ông ta”, “bà ta”… Muchas gracias.
Thuận nói mấy điểm rất chính xác:
– kiếm Nhật chỉ cần vài chiêu là phân thắng bại ngay. Có thể tác giả cố ý tạo một văn phong ngắn gọn, ngay mục tiêu ? Có lẽ vậy, vì nhan đề của mấy tập truyện ni đều có 5 hay 7 âm như haiku và waka.
– khổ tâm của người dịch khi đụng phải những chữ như “he”, “she”, “I”, …
Tùng
Thuận vừa mới ném tung một đống từ ngữ lên thật phì cười : )
chị Mai
Đọc comments mới biết là truyện đã đăng từ năm 2015. Cảm ơn Mai và dịch giả và tất cả các bạn của Mai. Thật là hân hạnh gặp một nhóm văn chương toàn anh hùng hào kiệt cả. Cảm ơn dịch giả đã hào phóng tặng một dịch phẩm với bao nhiêu thời gian công sức cho bạn đọc free như thế này.
Cám ơn Hà lúc nào cũng nice thoughts. Ba năm trước chỉ có 4 chương đầu, hôm qua xong thêm một chương nữa nên Mai republish cả 5 chương. Dịch giả dịch chưa xong, còn 8 chương nữa nên Mai xin lỗi khách khungcuahep sự dở dang. Cuốn truyện hay và hấp dẫn, lyrical, rất typical của văn chương Nhật nên gần gũi với mình nhiều. Mai cũng ngạc nhiên chưa ai dịch cuốn sách nổi tiếng đó ra tiếng Việt.
Hà cũng chỉ mới nghe tiếng quyển sách qua bản dịch mà TM đăng. Thế giới thiên kinh vạn quyển, nên không phải ai cũng biết được quyển nào hay. Hà thì rất tò mò về người Nhật, mà cái tựa đề thì mời gọi vô cùng, được viết bởi một người đàn bà Anh 73 tuổi lại càng hấp dẫn hơn. Đang rối trí với những chuyện lặt vặt nên để sắp xếp thì giờ sẽ đọc truyện dài.
đợi dịch lâu quá hết kiên nhẫn em chạy đi mua sách nguyên bản quyển Across the Nightingale Floor mới biết được nó có tới 5 quyển.Tiếp theo quyển trên là Grass for his Pillow, Brilliance of the Moon, The Harsh Cry of the Heron , Heaven’s Net is Wide.
Oh mama mia !!!
Không biết khi nào dịch giả mới dịch tiếp truyện chị Mai hè? Em đợi dài cổ : (
Cổ dài cũng là một tiêu chuẩn của mỹ nhân, nên có dài thêm vài ly cũng không sao.
Nói rứa chơ sorry vì hơi bị lười nên hơn nửa năm rồi mà dịch chưa xong một chương.
Cú ni phải rán dứt điểm ch. 9 trong vòng 1-2 tháng nữa!
Nhờ Mai sửa lại đoạn gần cuối như sau:
“Được rồi,” tôi nói và đứng yên. Kenji buông tay và ngay lập tức tôi nhảy ra xa. Tôi rút con dao từ thắt lưng, nhưng cả năm người đều chiến đấu cật lực.
Thanks.
Cám ơn anh Tùng. Mai đã sửa lại.