Người đàn bà có con chó nhỏ – Anton Chekhov

Sept 26, 2015 (TM)

(Tống Mai góp nhặt)

The Lady with the Dog. Photo: Internet
The Lady with the Dog. Photo: Internet

NGƯỜI ĐÀN BÀ CÓ CON CHÓ NHỎ
Anton Chekhov

Mọi người kháo nhau rằng ở ngoài bãi biển có một người mới đến nghỉ: người đàn bà có con chó nhỏ. Đmitri Đmitrits Gurov, một người đến Ianta từ hai tuần nay và đã quen cảnh sống ở đấy, cũng bắt đầu tò mò muốn biết những người mới tới. Anh ngồi trong quán cà phê Vécne bốn phía trống trải và từ đó, anh nhìn thấy trên bãi biển, một người phụ nữ còn trẻ, người tầm thước, có bộ tóc hung hung vàng, đầu đội mũ bêrê, đằng sau nàng, một con chó nhỏ lông trắng đang chạy theo.

Và rồi những ngày sau, hôm nào anh cũng thấy nàng vài lần, khi thì ở trong công viên thành phố, khi thì ở cái vườn hoa nho nhỏ. Nàng dạo chơi một mình, đầu vẫn đội chiếc bêrê ấy, con chó trắng vẫn chạy theo sau; không ai biết nàng là ai và mọi người đều gọi nàng một cách giản tiện: người đàn bà có con chó nhỏ.

“Nếu nàng ở đây một mình, không có chồng bên cạnh, không có người quen- Gurov nghĩ,- thì việc bắt chuyện làm quen với nàng có lẽ không phải là thừa”.

Gurov tuổi chưa đầy 40, nhưng anh đã có một đứa con gái 12 tuổi và hai đứa con trai bé đã đi học ở trường. Gia đình cưới vợ cho anh rất sớm, từ khi anh còn là sinh viên năm thứ hai, và bây giờ thì vợ anh trông già hơn anh đến hàng chục tuổi. Vợ anh là một người đàn bà dong dỏng cao, dáng người rất thẳng và đường hoàng, có đôi lông mày đen rậm. Nàng tự cho mình là một người có đầu óc suy nghĩ. Nàng đọc rất nhiều sách, không bao giờ viết dấu cứng đằng sau phụ âm và gọi tên chồng là Đimitri chứ không phải là Đmitri. Còn anh, anh thầm nghĩ rằng, nàng là một người hẹp hòi, thiển cận, thô kệch; anh sợ nàng và không thích ở nhà nhiều. Từ lâu, Gurov đã ngoại tình, ngoại tình luôn luôn, có lẽ vì vậy mà hầu như bao giờ anh cũng nói đến phụ nữ với một thái độ thù ghét khinh bỉ. Khi có ai bàn đến phụ nữ ở trước mặt anh thì anh gọi thế này:

– Loại người hạ đẳng!

Anh ta có cảm tưởng rằng, anh có đủ kinh nghiệm cay đắng để muốn gọi phụ nữ thế nào thì gọi; nhưng mặc dầu thế, không có “loại người hạ đẳng” ấy, anh không sao sống quá được hai ngày. Giữa đám đàn ông, bao giờ anh cũng cảm thấy tẻ nhạt, gượng gạo và trở nên lạnh lùng ít nói. Nhưng bên cạnh phụ nữ thì anh lại cảm thấy thoải mái và biết phải nói gì, đối xử ra sao; ngay cả những khi im lặng trước mặt họ, anh cũng cảm thấy mình nhẹ nhõm. Trong tính tình, diện mạo của Gurov cũng như trong cả cốt cách của anh, có một cái gì quyến rũ rất khó nói, một cái gì thu hút những người đàn bà, hấp dẫn họ. Anh biết điều đó, và chính bản thân anh cũng bị một sức mạnh vô hình cuốn về phía họ.

Từ lâu, kinh nghiệm cay đắng nhiều lần đã dạy anh rằng, những cuộc gần gụi mới đầu có vẻ thú vị, làm cho đời thêm phần hoa lá, những cuộc phiêu lưu êm ái, nhẹ nhàng, đối với những người đàn ông đứng đắn, nhất là những người đàn ông Mátxcơva chậm chạp và thiếu cương quyết, cuối cùng bao giờ cũng trở thành cả một bài toán cực kỳ nan giải, có kết cục thật là nặng nề. Nhưng rồi mỗi lần gặp được một người đàn bà xinh đẹp hấp dẫn mới, cái kinh nghiệm ấy lại rơi đi đâu mất và anh lại muốn sống, lại cảm thấy cuộc đời thật giản đơn và ngộ nghĩnh.

Có lần, vào buổi chiều, khi đang ăn trong vườn, anh thấy người đàn bà đội mũ bêrê ấy chậm rãi bước tới ngồi xuống bên chiếc bàn cạnh đó. Nhìn nét mặt, dáng đi, kiểu tóc và xống áo nàng mặc có thể đoán được rằng nàng thuộc loại người khá giả, con nhà gia giáo, đã có chồng và lần đầu tiến đến Ianta, nàng đi một mình và cảm thấy cuộc sống ở đây rất tẻ nhạt. Trong những lời đồn đại về chuyện thiếu đạo đức ở vùng nghỉ mát này, có nhiều điều không đúng sự thật, anh coi khinh những lời ấy và cho rằng phần lớn là do một số người dựng lên,- những người sẵn sàng phạm phải những điều thiếu đạo đức đó, nếu họ có khả năng làm được chuyện ấy. Nhưng đến khi người đàn bà ngồi xuống bên chiếc bàn chỉ cách anh mấy bước, anh sực nhớ đến những chuyện chinh phục dễ dàng, những buổi lên núi chơi và cái ý nghĩ đầy ma lực thu hút về một cuộc chung đụng ngắn ngủi, chóng vánh, về mối tình với người đàn bà xa lạ, không biết tên họ, bỗng xâm chiếm lòng anh.

Anh âu yếm vẫy gọi con chó bông trắng nhỏ đến bên mình, rồi khi nói tới gần, anh giơ ngón tay ra dọa dẫm. Con chó khẽ gầm gừ. Anh lại giơ ngón tay lên dọa.

Người đàn bà vội đưa mắt về phía anh và lại cúi xuống ngay.

– Nó không cắn đâu,- nàng nói và khuôn mặt nàng ửng đỏ.

– Có thể cho nó ăn xương được không?- Gurov nói và khi thấy nàng gật đầu, anh lại hồ hởi hỏi tiếp: -Chị đến Ianta đã lâu chưa?

– Dăm ngày rồi.

– Còn tôi thì đã gắng gượng ở đây đến tuần thứ hai.

Cả hai cùng yên lặng một lát.

– Thời gian trôi qua thật nhanh chóng mà ở đây thì thật là buồn tẻ!- Nàng nói, mắt không nhìn về phía anh.

– Đó chỉ là điều người ta mặc nhiên quen nói với nhau rằng ở đây buồn tẻ. Một người tầm thường sống trong nhà mình ở Belev hay Giưđrô (1) thì chẳng thấy buồn chán, thế mà vừa đặt chân đến đây thì đã kêu lên: “Ôi, buồn tẻ quá! Toàn bụi là bụi!”. Cứ như thể là anh ta đã từ Grênađa tới.

Nàng khẽ bật cười. Và sau đó, cả hai lại lặng lẽ tiếp tục ăn, như những người không quen biết. Nhưng, ăn xong, thì họ đã đi bên nhau; một cuộc nói chuyện nhẹ nhàng đùa giỡn bắt đầu,- một cuộc nói chuyện giữa những người sống thoải mái, khoan khoái tự do, những người đi đâu cũng được, nói chuyện gì cũng được. Họ dạo chơi và nói với nhau rằng ánh sáng trên biển kỳ lạ biết bao, mặt nước tim tím màu hoa xiren thật mềm mại và ấm áp; trăng rọi chiếu thành từng dải ánh vàng rực. Họ nói với nhau rằng sau một ngày nắng gắt trời trở nên oi bức ghê gớm. Gurov kể rằng anh là người Moxkva, tốt nghiệp khoa ngữ văn nhưng lại làm việc ở nhà băng, đã có lúc định hát cho một gánh hát tư nhưng sau đó lại bỏ, anh có hai ngôi nhà ở Moxkva… Nghe nàng kể, Gurov biết được rằng nàng lớn lên ở Petérburg, nhưng sau đó thì đi lấy chồng ở X. Nàng đã sống hai năm ở đấy. Nàng sẽ ở lại Ianta độ khoảng một tháng và có lẽ sắp tới, chồng nàng làm việc ở đâu, -ở Hội đồng hành chính tỉnh hay Hội đồng hương chánh,- điều ấy làm nàng tự cảm thấy buồn cười. Gurov còn biết thêm rằng nàng tên là Anna Xergeevna.

Sau đó, trong căn phòng của mình, Gurov nghĩ đến nàng, nghĩ rằng chắc chắn ngày mai nàng sẽ gặp anh. Chắc chắn là như thế. Khi lên giường ngủ, Gurov nhớ rằng, mới cách đây không lâu nàng còn đi học như đứa con gái anh, nhớ đến những nét rụt rè ngượng ngập trong tiếng cười, trong cách nói chuyện của nàng với một người lạ,- chắc chắn đó là lần đầu tiên nàng sống một mình trong môi trường như thế, nơi mọi người đều đi theo nàng, ngắm nhìn nàng, nói chuyện với nàng để nhằm một mục đích bí hiểm mà nàng không thể không đoán ra được. Anh nhớ đến cái cổ, thanh thanh yếu ớt, đôi mắt màu xám rất đẹp của nàng.

“Ở nàng vẫn có một cái gì tội nghiệp đáng thương”, anh nghĩ vậy rồi ngủ thiếp đi.

II

Một tuần đã trôi qua kể từ khi họ quen nhau. Đó là một ngày chủ nhật. Trong các căn phòng đều oi bức, và ngoài trời thì gió cuốn bụi bay mù, hất mũ xuống đất. Suốt ngày khát nước, Gurov chốc chốc lại ghé sang quán giải khát và mời Anna Xergeevna khi thì uống nước sirô khi thì ăn kem. Chẳng còn biết đi đâu.

Buổi chiều, khi mà gió đã ngớt đi nhiều, họ cùng nhau đi ra bờ biển xem tàu thủy đến. Trên bến, nhiều người đang dạo chơi, nhiều người tay ôm hoa chờ đón ai. Đám người nghỉ mát sang trọng ở Ianta, có hai điều đặc biệt dễ làm mọi người chú ý: đó là những bà đứng tuổi ăn vận như thiếu nữ và nhiều ngài sĩ quan cấp tướng.

Vì biển động, tàu thủy đến muộn, khi mặt trời khuất bóng, con tàu lượn vòng rất lâu rồi mới cập bến. Anna Xergeevna giơ cặp kính nhòm nhìn lên tàu, lên những hành khách như thể kiếm tìm một người quen và khi nàng quay lại phía anh, đôi mắt nàng sáng lên. Nàng nói nhiều, những câu hỏi nàng đặt ra vội vàng, hấp tấp, nói xong lại quên ngay những điều mới hỏi, sau đó, đánh rơi mất cặp kính giữa đám đông người.

Đám người sang trọng lúc này đã tản đi hết, không còn nom rõ mặt người, gió đã lặng hẳn, nhưng Gurov và Anna Xergeevna vẫn đứng lại như cố chờ xem còn ai trên tàu xuống bến nữa không. Anna Xergeevna không nói nữa, nàng khẽ thơm những bông hoa, mắt không nhìn Gurov.

– Buổi tối trời dễ chịu hơn đấy,- anh nói.- Bây giờ thì chúng ta đi đâu? Hay là chúng ta lên xe đi đâu xa một lúc?

Nàng lặng yên không trả lời.

Lúc ấy Gurov đăm đăm nhìn nàng, rồi bất ngờ anh ôm lấy nàng và hôn lên môi, anh cảm thấy bên mình mùi hương của những bông hoa ướt át. Ngay lúc đó, Gurov sợ sệt nhìn quanh: có ai nhìn thấy không?

– Về phòng em đi…- anh nói nhỏ.

Và hai người rảo bước quay lại.

Căn phòng của nàng rất bí, tỏa mùi nước hoa mà nàng đã mua ở một cửa hiệu Nhật Bản. Vừa nhìn nàng, Gurov vừa nghĩ: “Không biết trong đời mình còn thiếu những cuộc gặp gỡ nào nữa!”. Quá khứ để lại trong anh những kỷ niệm về những người đàn bà vô tư, tốt bụng, vui sướng vì tình yêu, cảm ơn anh vì niềm hạnh phúc, cho dù là rất ngắn ngủi thôi mà anh đã mang lại. Anh nhớ đến những người đàn bà, như vợ anh chẳng hạn, không thành thật yêu anh, nhiều lời và lắm cách bày vẽ, hay dằn vặt với cái vẻ muốn tỏ rằng đây không phải tình yêu, không phải lòng say mê mà là một cái gì còn lớn hơn thế nữa. Anh nhớ đến một vài người đàn bà khác, rất xinh đẹp, lạnh lùng, ở họ có khi tự nhiên lộ ra vẻ hung dữ, mong ước ngang bướng muốn lấy, muốn đạt ở cuộc đời nhiều hơn khả năng cho phép của nó. Những người này không còn trẻ trung nữa, họ đỏng đảnh, không biết suy đoán, ít thông minh, cảm thấy mình đầy quyền lực, và khi Gurov trở nên lạnh lùng với họ, vẻ đẹp của những người đàn bà ấy gây cho anh một sự căm ghét, và những viền đăng ten trên áo của họ chỉ làm anh nghĩ đến những đám vẩy loang lổ.

Nhưng ở nàng vẫn giữ nguyên được vẻ rụt rè, ngượng ngập chưa từng trải của tuổi trẻ, vẻ bối rối khi có ai thình lình gõ cửa nhà mình. Anna Xergeevna, người đàn bà có con chó nhỏ ấy, đối với sự việc vừa xẩy ra có một thái độ khác thường, rất thận trọng-tưởng như đó là sự sa ngã của nàng- có thể cảm thấy như thế, và điều này có chút gì lạ lùng và lạc lõng. Nét mặt nàng mỏi mệt, những món tóc dài của nàng buồn bã xõa xuống hai bên mặt. Nàng lặng lẽ suy nghĩ, dáng trông rầu rĩ như người đàn bà có tội trong bức tranh cổ.

– Không tốt đâu,- nàng nói.- Như vậy anh đã là người đầu tiên không tôn trọng tôi.

Trên bàn trong phòng có một quả dưa hấu. Gurov cắt cho mình một miếng và chậm rãi nhai. Ít ra là nửa giờ đã trôi qua trong im lặng.

Anna Xergeevna ra chiều xúc động, ở nàng toát ra một cái gì đó trong trắng, thơ ngây của một người đàn bà chưa từng trải; trên bàn, cây nến đơn độc đang cháy dở nhẹ hắt những tia sáng mờ mờ lên gương mặt nàng, tuy thế vẫn có thể thấy rõ lòng nàng đang nặng trĩu.

– Làm sao mà anh có thể thôi không tôn trọng em nữa?- Gurov hỏi.- Chính em cũng không biết em đang nói gì.

– Ôi, trời hãy tha tội cho tôi!- nàng nói, và mắt nàng đẫm lệ.- Điều ấy thật khủng khiếp.

– Em đang cố tự bào chữa cho mình đấy.

– Bào chữa thế nào được? Tôi xấu xa, tôi là một người phụ nữ thấp hèn, tôi tự khinh mình và không mong đợi gì bào chữa cả. Không phải tôi lừa chồng mà tự lừa dối mình. Từ lâu rồi chứ không phải bây giờ mới lừa đâu. Chồng tôi có lẽ là một người tốt, một người trung thực, nhưng anh ấy là một người nô bộc! Tôi không biết anh ấy làm gì, làm việc thế nào, chỉ biết anh ấy là người chuyên hầu hạ kẻ khác. Khi lấy chồng, tôi 20 tuổi, một nỗi khát khao dày vò tôi, tôi muốn được một cái gì đó tốt đẹp hơn, tôi tự nhủ: có chứ, có một cuộc sống khác chứ. Tôi muốn sống! Sống và sống… Lòng hiếu kỳ thiêu đốt tôi… anh không hiểu được điều đó, nhưng, có trời chứng giám, tôi đã không thể tự làm chủ được mình nữa, có một cái gì đã đến với tôi không sao ngăn mình lại được nữa; tôi nói với chồng rằng tôi ốm và thế là tôi đến đây… Và ở đây, lúc nào tôi cũng lang thang ngơ ngác như người mất hồn… thế rồi tôi trở thành một người đàn bà tầm thường, rẻ tiền mà ai cũng có thể khinh bỉ được.

Gurov cảm thấy tẻ nhạt khi nghe những lời đó, cái giọng thơ ngây, cái bất ngờ tự thú không đúng lúc ấy như chọc tức anh, nếu không nhìn thấy mắt nàng đẫm lệ thì đã có thể tưởng rằng nàng đang đùa hay đang đóng kịch.

– Anh không hiểu,- Gurov nói nhỏ,- em muốn gì?

Nàng gục đầu vào ngực anh và nép chặt vào anh.

– Hãy tin tôi, hãy tin tôi đi, tôi van anh…-nàng nói.- Tôi yêu một cuộc sống trong sạch, trung thực, tôi ghê tởm những điều tội lỗi, chính tôi cũng không biết tôi đang làm điều gì. Những người dân thường nói: bị ma quỷ lấy mất hồn. Giờ đây cũng có thể nói về mình rằng tôi đã bị ma quỷ lấy mất hồn rồi.

– Đủ rồi, đủ rồi…-Gurov lầm bầm nói.

Anh nhìn vào đôi mắt sợ hãi, không động đậy của nàng, nói những lời âu yếm nhỏ nhẹ, và nàng thấy yên tâm đôi chút, niềm vui trở lại với nàng, cả hai người cùng bật cười.

Sau đó, khi họ bước ra khỏi nhà, ngoài bãi biển không còn một ai, thành phố với những bóng cây tùng lặng yên như chết, nhưng sóng biển vẫn ào ào vỗ vào bãi cát. Một chiếc thuyền phao dập dình trên sóng, chiếc đèn hiệu nhỏ trên đó tỏa một ánh sáng lờ mờ, ngái ngủ.

Họ tìm được một người đánh xe, cùng nhau đi đến Ôrêanđa.

– Lúc nãy, ở dưới chỗ ra vào, anh mới biết họ của em; trên tấm bảng có đề Fon Điđerit,- Gurov nói.- Chồng em là người Đức à?

– Không, hình như ông của anh ấy mới là người Đức, còn chính anh ấy thì là người theo dòng đạo Vizanchi.

Ở Ôrêanđa, họ ngồi yên lặng trên ghế đá cách nhà thờ không xa, đưa mắt nhìn xuống biển. Ianta mờ mờ hiện ra sau màn sương sáng, những đám mây trắng lững lờ bao phủ quanh những đỉnh núi cao. Lùm cây lặng yên không xào xạc, chỉ có tiếng ve kêu ra rả, và tiếng sóng biển rì rào đơn điệu vọng lên từ phía dưới ấy gợi cho chúng ta một sự yên tĩnh, một giấc ngàn thu đang đợi mỗi chúng ta. Âm thanh ấy có từ khi chưa có Ianta; chưa có Ôrêanđa, giờ đây vẫn tiếp tục vọng lên và sẽ rì rào một cách khô khan lãnh đạm như thế, khi mà chúng ta không còn nữa. Trong cái đơn điệu, trong cái lãnh đạm hoàn toàn đối với cuộc sống và cái chết của mỗi chúng ta có lẽ đã ẩn giấy cội nguồn cứu cánh vĩnh viễn của chúng ta, quá trình vận động không ngừng của cuộc sống trên trái đất, sự hoàn thiện không ngừng. Ngồi bên một người đàn bà trẻ tuổi, mà sớm mai đến lại càng trở nên xinh đẹp, lòng cảm thấy yên tĩnh và mê say cái cảnh thần tiên của biển trời, mây núi… Gurov nghĩ rằng, thực ra, nếu suy nghĩ cho thật kỹ, thì sẽ thấy thế giới này vạn vật, trừ những cái mà chúng ta tự suy tưởng và làm ra, đều đẹp đẽ, khi mà chúng ta quên hết những mục đích cao siêu của cuộc sống, quên hết cái gọi là phẩm chất của con người mình.

Có ai-chắc là một người tuần canh- đi dần tới phía họ, nhìn tận mặt họ rồi lại bỏ đi. Cả điều ấy nữa cũng trở nên bí ẩn và cũng thành đẹp đẽ. Đã có thể nhìn rõ tàu thủy đang từ Pheođoxia tới, đèn trên đó đã tắt và con tàu rạng rỡ trong nắng mai.

-Sương đọng trên cỏ đấy,- Anna Xergeevna nói sau một hồi im lặng.

-Ờ, có sương. Đến lúc phải về thôi.

Và họ cùng nhau trở về thành phố.

Những ngày sau, vào buổi trưa, họ lại gặp nhau trên bờ biển. Cùng ăn sáng, ăn trưa với nhau, cùng dạo chơi say sưa ngắm nhìn biển cả. Nàng than phiền rằng nàng khó ngủ, rằng trái tim nàng đầy xao xuyến, lo âu. Nàng cứ hỏi đi hỏi lại một số câu; Tâm trí nàng không lúc nào yên, lúc thì nàng ghen, lúc thì nàng sợ hãi rằng Gurov chưa tôn trọng nàng đúng mức. Nhiều lần, trong công viên hay trong vườn, khi xung quanh không có ai, Gurov thường kéo nàng lại gần mình và hôn say đắm. Cảnh nhàn hạ hoàn toàn, những cái hôn giữa ban ngày với vẻ e dè sợ sệt người chung quanh nhìn thấy, cái nóng, cái mùi vị của biển và quang cảnh những người no nê sang trọng chốc chốc lại đi qua trước mắt, những điều ấy như làm Gurov sống lại, anh nói với Anna Xergeevna rằng nàng đẹp, nàng hấp dẫn biết bao, anh tỏ ra nôn nóng, đắm say và không rời nàng nửa bước; còn nàng thì trầm ngâm và thường bắt anh tự thú rằng anh chưa tôn trọng nàng, chưa yêu nàng một tí nào, mà chỉ thấy nàng là một người đàn bà tầm thường, rẻ rúng. Gần như tối nào, chừng khuya khuya họ cũng đi chơi đâu ra ngoài thành phố, đi Ôrêanđa hay là lên thác nước, và lần nào cũng vậy, những buổi dạo chơi ấy đều để lại những ấn tượng đẹp đẽ, diệu kỳ.

Họ chờ xem bao giờ thì Fon Điđerit đến. Nhưng rồi nàng nhận được thư chồng báo tin rằng mắt anh ta bị đau nặng và xin nàng về nhà càng sớm càng tốt. Anna Xergeevna ra điều vội vã.

– Tôi đi khỏi nơi này là rất tốt,- nàng nói với Gurov.- Đó là ý muốn của số mệnh.

Nàng lên xe ngựa đi và Gurov theo tiễn nàng. Họ đi suốt một ngày. Khi nàng đã ngồi vào trong toa tàu tốc hành và khi hồi chuông thứ hai đã réo lên, nàng bỗng nói:

– Cho tôi nhìn anh… nhìn anh một lần nữa. Thế…- Nàng không khóc nhưng buồn rười rượi, trông như người ốm, gương mặt nàng run run.

– Tôi sẽ nghĩ đến anh… nhớ đến anh, -nàng nói.- Trời sẽ phù hộ anh, anh ở lại nhé. Đừng nghĩ xấu về tôi. Chúng ta chia tay nhau vĩnh viễn, điều ấy là cần thiết, bởi vì chúng ta hoàn toàn không nên gặp nhau nữa. Trời sẽ phù hộ anh…

Con tàu vội vã rời khỏi ga, lát sau ánh đèn trên đó đã khuất, chỉ một lát sau tiếng động của đoàn tàu không còn nghe thấy nữa, mọi việc xảy ra đều như cố tình mau chóng chấm dứt cái điên rồ, say đắm, ngọt ngào ấy. Một mình đứng lại trên sân ga, đưa mắt nhìn về khoảng trời mù mịt phía xa, Gurov lắng nghe tiếng dế kêu, tiếng gió reo qua dây điện thoại với cảm giác như vừa mới tỉnh ngủ. Anh nghĩ rằng, đấy, trong đời anh lại có thêm một cuộc phiêu lưu và cuộc phiêu lưu ấy cũng đã kết thúc và bây giờ chỉ còn những kỷ niệm… Lòng anh tràn ngập một nỗi buồn, bởi vì anh nghĩ, người đàn bà trẻ trung ấy, người mà anh không bao giờ gặp nữa, sống bên anh không chút hạnh phúc. Anh đối xử với nàng rất vội vã và chân thành, nhưng trong cách đối xử ấy, trong cách âu yếm nàng vẫn có cái gì cười cợt ám ảnh, vẫn phần nào có cái trịch thượng thô thiển ở một người đàn ông luôn được hưởng sung sướng, thêm nữa anh lại nhiều tuổi hơn nàng gần đến hai lần. Lúc nào nàng cũng gọi anh là người nhân hậu, người cao thượng, phi thường… chắc là nàng tưởng tượng anh là một người khác, không như thực chất của anh, và thế có nghĩa là anh đã lừa dối nàng…

Ngoài ga, hương vị của mùa thu đã đến, gió thổi mát lạnh. “Cả mình cũng đến lúc trở về phương Bắc thôi,- Gurov vừa đi khỏi nhà ga vừa nghĩ.- Đi thôi”.

III

Ở Moxkva đã là mùa đông, lò sưởi đã làm việc. Sáng sáng, trước khi trẻ con đi học và uống nước chè, trời hãy còn tối và người bảo mẫu phải thắp đèn lên một lúc. Trời đã lạnh lắm. Và khi những bông tuyết đầu tiên rơi xuống, ngày đầu tiên ngồi trên xe trượt, người ta sẽ khoan khoái nhìn mặt đất trắng xóa, nhìn những mái nhà phủ tuyết, hơi thở sẽ nhẹ nhàng, đều đặn, và lúc ấy chắc mọi người đều nhớ lại những tháng năm thời thơ ấu. Ở những cây bồ đề, những cây bạch dương trắng xóa vì sương giá có vẻ gì như chào mời săn đón, dễ gần hơn những cây tùng, cây cọ,- bên cạnh những thứ cây ấy, người ta không còn muốn nhớ đến biển, đến núi nữa.

Gurov là người Moxkva. Anh trở về đấy vào một hôm trời lạnh, rất đẹp, và khi anh khoác tấm bành tô lông lên mình, xỏ tay vào đôi găng ấm áp rồi đi dọc phố Petrovca, khi vào chiều thứ bảy anh lại nghe tiếng chuông nhà thờ, thì chuyến đi xa vừa qua cùng những nơi anh đã đến bỗng trở nên mất hết vẻ kỳ thú với anh.

Dần dần anh lại lao vào cuộc sống Moxkva, anh đã bắt đầu ngấu nghiến đọc ba tờ báo mỗi ngày và nói rằng vì giữ nguyên tắc nên không đọc báo Moxkva. Nhưng khách sạn, câu lạc bộ bắt đầu thu hút anh. Anh lại muốn dự những bữa tiệc liên hoan, kỷ niệm. Anh cảm thấy hởi lòng hởi dạ khi những luật sư, nghệ sĩ nổi tiếng đến chơi nhà anh hoặc anh đã từng đánh bài với một giáo sư ở Câu lạc bộ bác sĩ. Anh đã có thể ăn hết một liễn xúp to tướng.

Anh tưởng rằng chỉ độ một tháng sau, hình ảnh Anna Xergeevna sẽ phai mờ trong tâm trí anh, thỉnh thoảng anh sẽ chỉ còn nằm mơ thấy nụ cười đầy xúc động của nàng, như đã nằm mơ thấy bao người khác. Nhưng hơn một tháng đã qua, những ngày đông rét mướt nhất đã tới mà mọi điều trong tâm trí anh còn rõ rệt, tưởng như anh mới chia tay với Anna Xergeevna hôm qua. Những hồi ức ấy ngày càng thêm rõ nét. Những lúc tiếng trẻ con học bài vẳng sang phòng anh, những lúc nghe thấy tiếng đại phong cầm bản tình ca vang lên trong khách sạn, những lúc gió tuyết cuốn vào trong chiếc lò sưởi lớn… Những lúc ấy tự nhiên trong ký ức anh bỗng sống lại tất cả: từ những chuyện xẩy ra trên bến tàu, ngoài bờ biển, đến những buổi sáng sớm mây mù trên núi cao, những con tàu từ Pheođoxia, những cái hôn… Anh đi đi lại lại rất lâu trong phòng mình, hồi tưởng lại và tự mỉm cười. Dần dần những hồi ức ấy chuyển thành mơ ước, và trong tưởng tượng quá khứ dần hòa nhập lại với những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Anh không phải nằm mơ thấy Anna Xergeevna, mà là thấy nàng đi bên anh, theo anh khắp mọi nơi như một cái bóng. Nhắm mắt lại, anh như thấy nàng trước mặt, còn xinh đẹp hơn, trẻ hơn, dịu dàng hơn ngày trước và chính bản thân anh cũng cảm thấy mình tốt hơn so với hồi ở Ianta. Tối tối nàng như ngắm nhìn anh từ chiếc tủ đứng đựng sách, từ phía lò sưởi, từ góc phòng: anh nghe thấy hơi thở nàng, tiếng xống áo nàng sột soạt nhẹ nhàng, âu yếm. Đi ngoài phố, anh đưa mắt tìm kiếm xemcó ai giống nàng không.

Một nhu cầu muốn giãi bầy, muốn chia sẻ những kỷ niệm ấy dày vò anh. Nhưng ở nhà thì không thể nói đến mối tình của mình được mà ở ngoài thì lại không có ai để tâm sự, không thể thổ lộ với hàng xóm cũng không thể nói ở nhà băng. Mà nói điều gì mới được chứ? Chẳng lẽ lúc ấy anh đã yêu nàng sao? Chẳng lẽ đã có một cái gì đẹp đẽ thơ mộng, bổ ích cho anh hay đơn thuần là một cái gì thú vị trong quan hệ của anh với Anna Xergeevna sao? Và thế là anh phải nói mông lung, mơ hồ về chuyện phụ nữ, chuyện tình yêu. Những lúc đó không ai đoán được có cái gì xảy ra; chỉ có vợ Gurov là cau đôi lông mày đen rậm của mình và nói:

-Đimitri, vai một người kênh kiệu, rỗng tuếch không hợp với anh đâu.

Có lần vào một đêm khuya, khi anh cùng bạn chơi bài, một quan chức, bước ra khỏi câu lạc bộ bác sĩ, anh không nén được nữa và thốt lên:

-Ồ, nếu ông bạn biết được mình đã làm quen với một người phụ nữ đáng yêu như thế nào ở Ianta!

Viên quan chức ngồi vào chiếc xe trượt và xe đã bắt đầu chạy đi, nhưng bỗng y quay lại và gọi to:

-Đơmitri Đơmitrits!

– Cái gì vậy?

– Lúc nãy thế mà anh đúng đấy: thứ cá chiên ấy có mùi rồi!

Những câu nói thường ngày ấy, không hiểu sao, lại tự nhiên làm anh bực bội, anh cảm thấy những tiếng ấy thật bẩn thỉu, hạ thấp phẩm giá con người. Những thứ đạo đức, những con người kỳ quặc, man rợ biết bao! Những cuộc đánh bài điên loạn, ăn uống lỗ mãng, say rượu, những cuộc nói chuyện quanh đi quẩn lại một đè tài! Những việc làm vô tích sự, những cuộc nói chuyện lặp đi lặp lại ấy cướp đi một phần thời giờ tốt nhất, phần sinh lực quý nhất và kết cục là để lại một cuộc sống tầm thường tẻ ngắt, một cái gì ngu độn, vậy mà không làm sao đi khỏi, chạy thoát được, hệt như đang sống trong một nhà thương điên hay giữa một trại tù nào.

Suốt đêm hôm ấy, Gurov không ngủ được, lòng tràn đầy bực tức, và ngày hôm sau anh bị nhức đầu. Những đêm tiếp theo anh vẫn khó ngủ, khi thì ngồi trên giường nghĩ ngợi, khi thì đi đi lại lại trong phòng. Anh chán bọn trẻ con, chán nhà băng và chẳng buồn đi đâu hết, chẳng buồn nói gì hết.

Vào những ngày nghỉ lễ tháng 12, anh sửa soạn đi và nói với vợ rằng anh cần tới Petéburg để chạy việc cho một anh bạn trẻ. Nhưng rồi anh lại đi X. Để làm gì? Anh cũng không tự mình biết rõ được. Anh muốn gặp Anna Xergeevna, nói chuyện với nàng và hẹn hò gặp nhau, nếu có thể được.

Gurov đến X, vào một buổi sáng và thuê căn phòng sang trọng nhất trong khách sạn. Trong căn phòng ấy, toàn bộ sàn nhà trải một lớp dạ lính màu xám, trên bàn đặt một bình mực cũng màu xám vì bụi kèm tượng người kỵ sĩ cưỡi ngựa tay cầm mũ giơ lên, nhưng đầu đã gãy cụt. Người hầu phòng cho anh biết mấy tin tức cần thiết: Fon Điđerit ở phố Cựu Gôntrarơnaia, tại nhà riêng của ông ta, cách khách sạn không xa lắm. Fon Điđerit sống sung túc, ung dung, có xe ngựa riêng và cả thành phố đều biết ông. Người hầu phòng gọi nhầm họ ông ta là Đơrưđưrit. Gurov chậm rãi đi về phía phố Cựu Gôntrarơnaia và kiếm tìm ngôi nhà ấy. Một bức rào sắt nhọn màu xám chạy dài phía trước ngôi nhà.

“Nhìn thấy bức rào ấy chắc ai cũng phải bỏ chạy”, -Gurov nghĩ vậy và đưa mắt nhìn lên cửa sổ, nhìn lên bờ rào.

Anh suy tính: hôm nay là ngày nghỉ và thế có nghĩa là chắc chắn chồng nàng sẽ có nhà. Đằng nào vào ngôi nhà ấy bây giờ cũng bất tiện và làm phiền người khác. Còn nếu viết giấy để lại thì mảnh giấy ấy có thể rơi vào tay người chồng và lúc đó mọi việc sẽ hỏng hết. Tốt nhất là chờ dịp may. Gurov đi qua đi lại trên đường phố ấy, bên cạnh bờ rào và chờ dịp may đó. Anh nhìn thấy một người ăn mày bước vào cổng nhà và một đàn chó liền chạy bổ tới. Một giờ sau anh nghe thấy tiếng đàn dương cầm yếu ớt không rõ rệt vọng ra. Chắc là Anna Xergeevna đang đánh đàn. Cánh cổng đồ sộ bỗng thình lình mở rộng ra và Gurov thấy một bà lão bước ra, theo sau là con chó bông trắng quen thuộc dạo nào. Gurov muốn gọi con chó lại gần nhưng tim anh bỗng đập liên hồi, và vì quá xúc động anh không còn nhớ tên con chó ấy nữa.

Gurov vẫn đi, mỗi lúc thêm căm tức bức rào sắt xám xịt, anh đã bắt đầu bực bội nghĩ rằng Anna Xergeevna đã quên anh, và có lẽ đã say sưa với một người nào khác, điều đó là hoàn toàn tự nhiên đối với một người đàn bà trẻ từ sáng sớm đến tối mịt phải nhìn thấy cái bức rào đáng nguyền rủa này. Anh trở về khách sạn và ngồi rất lâu trên đivăng, không biết phải làm gì, sau đó, anh đi ăn cơm rồi nằm ngủ rất lâu.

“Toàn là chuyện ngu xuẩn và rắc rối.- Gurov nghĩ thế, khi đã tỉnh dậy và đưa mắt nhìn phía cửa sổ tối sẫm: trời đã tối rồi.- Chẳng hiểu sao lại ngủ đẫy giấc mất thế. Biết làm gì đêm nay đây”.

Anh ngồi lặng trên chiếc giường trải một tấm chăn xám rẻ tiền hệt như trong các bệnh viện và tự trách móc, giận dỗi mình:

“Đấy, người đàn bà có con chó nhỏ của anh đấy… cuộc phiêu lưu của anh đấy… Bây giờ thì cứ ngồi thế nhé!”.

Sáng hôm nay, khi còn ở ngoài ga, một tấm quảng cáo với dòng chữ to tướng đã đập vào mắt anh: công diễn lần đầu vở “Gêisa”. Anh sực nhớ lại điều ấy và đi đến rạp hát.

“Rất có thể nàng sẽ xem những cuộc công diễn lần đầu”- anh nghĩ.

Rạp hát chật ních người. Như ở mọi rạp hát tỉnh lẻ khác, rạp này cũng có một làn khói mờ như sương phía trên chùm đèn, dải bao lơn ồn ào trên tầng hai. Trước khi mở màn, ở hàng trên cùng, những người sang trọng ở địa phương chắp tay ra đằng sau, trên lô dành riêng cho quan tỉnh trưởng, ở hàng trước, con gái ông ta đang ngồi, vai quàng một chiếc khăn lông rất to, còn chính tỉnh trưởng thì khiêm nhường ngồi phía đằng sau, chỉ nhìn thấy được hai tay ông mà thôi. Tấm màn che động đậy, các nhạc công thi nhau lên dây đàn. Khi khán giả còn đang lục tục vào tìm chỗ ngồi, Gurov chăm chú đưa mắt tìm bốn phía.

Đến lượt Anna Xergeevna bước vào. Nàng ngồi xuống hàng ghế thứ ba và khi Gurov nhìn nàng, trái tim anh bỗng thắt lại, anh chợt hiểu rằng, giờ đây, trên thế giới này, đối với anh không còn ai gần gũi hơn, thân quý hơn, quan thiết hơn người phụ này. Mất lẫn vào giữa đám người tỉnh lẻ này, tay cầm cặp kính thô thiển, người đàn bà nhỏ nhắn không có gì nổi bật ấy giờ đây đã choán hết cả cuộc đời anh, đã là niềm vui, nỗi khổ của anh, là hạnh phúc duy nhất mà anh hằng mong ước bấy lâu. Trong cái âm thanh ngán ngẩm của một dàn nhạc tồi, của những cây đàn violông xấu xí rẻ tiền, anh để cho tâm trí anh nghĩ đến nàng, nghĩ rằng nàng thật xinh đẹp biết bao. Anh nghĩ ngợi và mơ ước…

Cùng với Anna Xergeevna và sau đó, ngồi xuống bên cạnh nàng, là một người còn trẻ, râu quai nón thanh, dáng người rất cao và hơi gù gù. Mỗi bước đi, anh ta lại gật đầu xuống, có cảm tưởng rằng anh ta luôn luôn cúi chào. Chắc đó là chồng nàng, người mà trong những phút cay đắng ở Ianta, Anna Xergeevna đã gọi là một người nô bộc. Thực ra, trong cái dáng người dài ngoẵng, bộ râu quai nón và cái trrán hơi bị hói có vẻ ngoan ngoãn, nhún nhường. Anh ta cười ngọt ngào, bên dưới cổ áo, chiếc huy hiệu chứng nhận bằng cấp nào đó lấp lánh trông hệt như mảnh số đeo của người hầu phòng.

Hết màn thứ nhất, người chồng trở ra hành lang hút thuốc lá, nàng ngồi lại trên chiếc ghế bành. Gurov cũng ngồi ở dưới nhà. Anh bước gần đến bên nàng và nói giọng run run, miệng cười gắng gượng:

– Chào chị.

Nàng đưa mắt nhìn anh và gương mặt nhợt nhạt tái hẳn đi. Nàng lại hoảng sợ nhìn lại anh lần nữa, như không tin vào chính mắt mình, bàn tay nàng nắm chặt lấy chiếc quạt và cặp kính nhòm: chắc nàng đang phải tự gắng sức lắm để khỏi phải ngã ngất đi. Cả hai đều im lặng. Nàng vẫn ngồi, còn anh thì vẫn đứng, vẻ lúng tíng, bối rối của nàng vừa rồi làm anh sợ hãi, anh không dám ngồi xuống bên cạnh. Đàn sáo lại nổi lên. Gurov bỗng cảm thấy ghê rợn khi nghĩ rằng có lẽ mọi người ở khắp các lô xung quanh đang chăm chú nhìn anh. Nhưng rồi nàng bỗng đứng dậy và đi ra phía cửa, anh cũng đi theo nàng. Cả hai người cứ đi một cách kỳ dị như thế. Họ đi theo hành lang lên cầu thang gác, lúc lên lúc xuống, loáng thoáng qua trước mặt họ là những người ăn vận quần áo quan tòa, giáo học, quan lại, ai cũng đeo huy hiệu, loáng thoáng bóng các bà, áo bành tô treo trên giá. Gió lùa qua lại, mang theo mùi thuốc lá đang cháy dở. Trái tim anh đập rộn ràng, anh nghĩ: “Trời, có những người này, dàn nhạc này để làm gì!…”

Trong giây lát ấy, Gurov bỗng nhớ lại cái buổi chiều tối trên sân ga, sau khi tiễn Anna Xergeevna đi rồi, anh tự nhủ, sự việc thế là kết thúc và họ không bao giờ gặp lại nhau nữa. Nhưng thực ra cái điểm kết thúc ấy còn xa vời biết bao!

Đến một cầu thang nhỏ hẹp, tôi tối, nơi có treo biển đề: Lối vào ămphitêát, Anna Xergeevna dừng lại:

-Anh làm tôi sợ quá!- nàng vừa nói vừa thở rất nặng nhọc, nét mặt nàng còn nguyên vẻ nhợt nhạt,sửng sốt.- Ôi, anh làm tôi sợ quá! Tôi thật dở sống dở chết. Anh đến đây làm gì? Làm gì?

-Anna, cô hãy hiểu cho tôi, hãy hiểu tôi…-Gurov nói vội vàng, giọng nhỏ nhẹ.- Tôi van cô, xin cô hãy hiểu tôi.

Nàng sợ hãi nhìn anh, ánh mắt nàng như cầu khẩn, nhưng chan chứa yêu thương. Nàng đăm đăm nhìn anh như để cố khắc sâu vào tâm khảm những đường nét trên gương mặt anh.

– Ôi, tôi thật đau khổ! -Nàng không nghe anh, nói tiếp.- Lúc nào tôi cũng nghĩ đến anh, sống bằng những hồi tưởng về anh. Tôi muốn quên đi, quên hết đi, nhưng làm sao, làm sao anh lại đến đây?

Phía trên cao có hai cậu học trò đang hút thuốc và đưa mắt nhìn xuống dưới. Nhưng mặc họ, Gurov vẫn kéo nàng lại gần mình, rồi hôn lên má, lên mặt, lên tay nàng.

-Anh làm gì vậy, làm gì vậy!- Nàng vừa sợ hãi nói, vừa đẩy anh ra.- Chúng ta đều mất trí cả rồi. Anh hãy đi khỏi nơi này ngay hôm nay, đi ngay bây giờ thôi… Trước các vị thần linh, tôi van anh, tôi xin anh đừng… Người ta đang đi lại phía này đấy!

Có người nào đang đi lên thang gác.

-Anh phải đi khỏi nơi này… -Anna Xergeevna nói tiếp, giọng thì thầm.- Anh nghe không? Anh Đmitri Đmitrits? Tôi sẽ đến Moxkva với anh. Chưa bao giờ tôi được sống hạnh phúc, cả bây giờ cũng đang bất hạnh và sẽ không bao giờ, không bao giờ được sống hạnh phúc, không bao giờ! Vậy thì hãy bắt tôi phải khổ sở thêm nữa! Thề với anh rằng, tôi sẽ đến Moxkva. Bây giờ thì chia tay thôi! Anh thân yêu, anh quý mến, anh rất tốt của em, giờ thì chúng ta tạm xa nhau anh ạ!

Nàng nắm chặt tay anh rồi vội vã bước xuống cầu thang, đầu ngoái lại nhìn anh hoài, nhìn đôi mắt nàng cũng biết được rằng, trong cuộc đời nàng đúng là một người không hạnh phúc… Gurov đứng lại một lúc, lắng tai nghe ngóng, cho đến khi chung quanh đã yên lặng, anh mới đi tìm giá áo của mình và rời khỏi nhà hát.

Từ dạo ấy, Anna Xergeevna bắt đầu đến Moxkva với anh. Cứ độ khoảng hai ba tháng nàng lại rời khỏi X. Nàng nói với chồng nàng rằng nàng cần đi Moxkva để gặp một giáo sư chuyên chữa bệnh phụ nữ nào đó của nàng- chồng nàng thì nửa tin nửa ngờ. Đến Moxkva, Anna Xergeevna nghỉ tại khách sạn “Chợ Xlavơ” và cho ngay một người đội mũ đỏ đến báo với Gurov. Gurov đến ở với nàng, ở Moxkva không hề có ai biết việc đó.

Có một lần vào một buổi sáng mùa đông, Gurov đi đến gặp nàng bằng cách như thế (người đến báo tin từ tối hôm trước lại không gặp được anh ở nhà), đi bên anh là đứa con gái lớn mà Gurov muốn đưa đến trường vì đi cùng đường. Tuyết rơi từng bông rất to và ướt át.

– Bây giờ là 3 độ trên 0, thế mà tuyết vẫn rơi,- Gurov nói với con gái.- Nhưng cái ấm áp đó chỉ có ở trên mặt đất thôi, còn ở tầng cao khí quyển thì nhiệt độ lại hoàn toàn khác.

– Ba ơi, tại sao mùa đông lại không có sấm hở ba?

Anh lại giải thích điều đó. Anh vừa nói vừa nghĩ rằng, đó, anh đang đi đến chỗ hẹn hò, mà không có một ai biết điều ấy, và chắc sẽ chẳng bao giờ có ai biết đến. Trong anh đồng thời có hai cuộc sống: một cuộc sống lộ ra bên ngoài mà ai cũng thấy, cũng biết, một cuộc sống đầy những sự thật ước lệ, giống hệt như cuộc sống của bạn bè và những người quen anh; còn một cuộc sống nữa thì lại càng lặng lẽ, kín đáo trôi qua. Và, vì một sự sắp xếpkỳ quặc nào đó những sự kiện có thể là tình cờ, mà tất cả những gì hệ trọng, cần thiết, thích thú với anh, những gì mà anh chân thành yêu, không lừa dối mình; những gì tạo nên cốt lõi của cuộc đời anh, thì lại bí mật trôi qua dưới mắt người đời; và tất cả những gì dối trá lừa đảo, là cái vỏ bề ngoài mà anh nấp vào để che đậy sự thật chẳng hạn như việc làm trong nhà băng, những cuộc tranh cãi ở câu lạc bộ, cái câu nửa miệng: “Loại người hạ đẳng”, những buổi cùng vợ đi dự tiệc… Tất thảy đều phơi bày ra ngoài hết. Anh tự ngẫm mình và suy ra người khác. Anh không tin những gì anh thấy, và bao giờ cũng cho rằng ở mỗi người, đằng sau tấm màn bí mật, như đằng sau màn đêm tối, có một cuộc đời thực, cuộc đời thú vị nhất, đang ẩn náu. Mỗi cuộc đời riêng đều tồn tại trong bí mật và có lẽ một phần vì thế mà những người có văn hóa đều thiết tha mong muốn làm sao cho bí mật riêng tư của mỗi người đều được tôn trọng.

Đưa con gái đến trường xong, Gurov rẽ vào khách sạn “Chợ Xlavơ”. Anh cởi bỏ áo bành tô ở tầng dưới, bước lên cầu thang và khẽ gõ vào cửa phòng. Anna Xergeevna vận chiếc váy áo màu xám mà anh rất thích. Trông nàng mệt mỏi vì đi đường và vì phải chờ đợi. Suốt từ tối hôm qua đến nay nàng đã phải chờ. Gương mặt nàng nhợt nhạt. Nàng nhìn anh, không mỉm cười, và khi anh vừa bước vào trong buồng, nàng gục đầu lên ngực anh. Họ hôn nhau rất lâu tưởng chừng như đã hai năm không gặp được nhau.

– Thế nào, em sống ở đây ra sao?- Gurov hỏi.- Có gì mới không?

– Anh đợi một tí, em kể ngay bây giờ cho anh nghe… Em không thể…

Nàng không nói nữa và khóc nức lên. Nàng quay sang bên và đưa khăn lau nước mắt.

“Thôi, cứ để nàng khóc, còn mình thì ngồi một lúc vậy”,- Gurov nghĩ và ngả mình vào chiếc ghế bành.

Sau đó anh giật chuông gọi người đưa nước chè đến và sau khi anh uống trà, nàng đứng quay mặt về phía cửa sổ… Nàng khóc vì xúc động, vì ý nghĩ buồn tủi rằng cuộc đời của cả hai người sao mà bất hạnh đến thế, họ chỉ có thể gặp nhau giấu giếm, lẩn tránh mọi người như những tên trộm! Chẳng lẽ cuộc đời của họ chưa tan nát rồi sao?

-Thôi, đừng khóc nữa em!- Anh nói.

Anh cảm thấy rất rõ rằng đối với anh còn rất lâu, không biết đến bao giờ mối tình này mới chấm dứt. Càng ngày Anna Xergeevna càng gắn bó với anh hơn, và thật là vô nghĩa nếu nói với nàng rằng tất cả những điều xảy ra một lúc nào đó đều phải kết thúc, mà nếu có nói như vậy, chắc nàng cũng không tin.

Anh bước đến bên nàng và ôm lấy đôi vai nàng, để âu yếm, trêu đùa với nàng. Cùng lúc ấy, anh nhìn thấy bóng mình trong gương.

Mái tóc anh đã bắt đầu điểm bạc. Anh cảm thấy lạ lùng rằng những năm gần đây anh già đi, tàn tạ đi chóng quá. Đôi vai mà anh đang đặt tay lên khẽ rung rung và nóng hổi. Lòng anh tràn ngập một niềm thương cảm cuộc đời này, một cuộc đời còn ấm áp và xinh đẹp, nhưng có lẽ đã đến lúc gần trở nên héo mòn, héo hắt như cuộc đời anh. Vì lẽ gì mà nàng yêu anh như vậy? Đối với những người phụ nữ, bao giờ anh cũng để lại ấn tượng một con người khác, không giống con người anh trong thực tại, và không phải họ yêu chính anh mà là yêu con người tưởng tượng của họ, yêu con người suốt đời họ đi tìm kiếm. Sau này, khi nhận thấy lầm lỗi của mình rồi, họ vẫn còn yêu. Và không một ai trong bọn họ cảm thấy mình hạnh phúc bên anh. Thời gian trôi đi, anh làm quen với phụ nữ, gần gụi họ, rồi lại rời xa, nhưng chưa bao giờ yêu, có tất cả mọi điều, duy chỉ có tình yêu là chưa đến.

Chỉ đến bây giờ, khi trên đầu anh tóc đã bắt đầu điểm bạc, anh mới yêu, yêu thực sự chân thành- lần đầu tiên trong cả đời mình.

Nàng và anh yêu nhau tha thiết như những người rất gần gũi, gắn bó với nhau như vợ chồng, như những người bạn âu yếm. Họ có cảm tưởng rằng chính số mệnh đã tạo họ ra cho nhau, và không thể hiểu rằng làm sao mà anh lại có vợ và nàng có chồng. Họ như hai con chim trời cùng đàn, một con trống, một con mái, cùng bị bắt và nhốt vào hai cái lồng khác nhau. Họ tha thứ cho nhau tất cả những gì trong quá khứ mà họ cảm thấy ngượng ngùng, tha thứ tất cả những gì trong hiện tại và cảm thấy rằng mối tình này đã làm thay đổi hẳn cả hai người.

Ngày trước, trong những phút buồn rầu, Gurov tự an ủi mình bằng đủ mọi điều suy xét, bất cứ điều nào đến với đầu óc anh. Bây giờ anh không còn tâm trí đâu để mà suy xét nữa, lòng anh chỉ còn tràn ngập một niềm thương cảm lớn, anh muốn trở nên chân thành, dịu dàng.

– Đừng khóc nữa, em thân yêu,- Gurov nói- Em đã khóc rồi, rồi lại… Thôi chúng ta nói chuyện với nhau một lát, thử nghĩ xem có cách gì không.

Sau đó họ bàn với nhau rất lâu, nói với nhau rằng, làm sao thoát khỏi cảnh phải lẩn tránh lừa dối mọi người, phải sống ở những thành phố khác nhau, rất lâu mới được gặp nhau. Làm sao mà thóat khỏi những ràng buộc tai ác này?

-Làm sao? Làm sao?- Gurov đưa tay nắm tóc mình và hỏi- Làm sao bây giờ?

Có cảm giác chỉ ít lúc nữa thôi là lối thoát sẽ được tìm ra, và lúc ấy, một cuộc đời hoàn toàn mới, thật đẹp đẽ sẽ đến, nhưng cả hai người đều thấy rõ rằng còn xa lắm, xa lắm mới đến ngày kết cục, và những gì rắc rối nhất, khó khăn nhất chỉ vừa mới bắt đầu.

Người dịch: Phan Hồng Giang

THE LADY WITH THE DOG

IT was said that a new person had appeared on the sea-front: a lady with a little dog. Dmitri Dmitritch Gurov, who had by then been a fortnight at Yalta, and so was fairly at home there, had begun to take an interest in new arrivals. Sitting in Verney’s pavilion, he saw, walking on the sea-front, a fair-haired young lady of medium height, wearing a béret; a white Pomeranian dog was running behind her.

And afterwards he met her in the public gardens and in the square several times a day. She was walking alone, always wearing the same béret, and always with the same white dog; no one knew who she was, and every one called her simply “the lady with the dog.”

“If she is here alone without a husband or friends, it wouldn’t be amiss to make her acquaintance,” Gurov reflected.

He was under forty, but he had a daughter already twelve years old, and two sons at school. He had been married young, when he was a student in his second year, and by now his wife seemed half as old again as he. She was a tall, erect woman with dark eyebrows, staid and dignified, and, as she said of herself, intellectual. She read a great deal, used phonetic spelling, called her husband, not Dmitri, but Dimitri, and he secretly considered her unintelligent, narrow, inelegant, was afraid of her, and did not like to be at home. He had begun being unfaithful to her long ago — had been unfaithful to her often, and, probably on that account, almost always spoke ill of women, and when they were talked about in his presence, used to call them “the lower race.”

It seemed to him that he had been so schooled by bitter experience that he might call them what he liked, and yet he could not get on for two days together without “the lower race.” In the society of men he was bored and not himself, with them he was cold and uncommunicative; but when he was in the company of women he felt free, and knew what to say to them and how to behave; and he was at ease with them even when he was silent. In his appearance, in his character, in his whole nature, there was something attractive and elusive which allured women and disposed them in his favour; he knew that, and some force seemed to draw him, too, to them.

Experience often repeated, truly bitter experience, had taught him long ago that with decent people, especially Moscow people — always slow to move and irresolute — every intimacy, which at first so agreeably diversifies life and appears a light and charming adventure, inevitably grows into a regular problem of extreme intricacy, and in the long run the situation becomes unbearable. But at every fresh meeting with an interesting woman this experience seemed to slip out of his memory, and he was eager for life, and everything seemed simple and amusing.

One evening he was dining in the gardens, and the lady in the béret came up slowly to take the next table. Her expression, her gait, her dress, and the way she did her hair told him that she was a lady, that she was married, that she was in Yalta for the first time and alone, and that she was dull there. . . . The stories told of the immorality in such places as Yalta are to a great extent untrue; he despised them, and knew that such stories were for the most part made up by persons who would themselves have been glad to sin if they had been able; but when the lady sat down at the next table three paces from him, he remembered these tales of easy conquests, of trips to the mountains, and the tempting thought of a swift, fleeting love affair, a romance with an unknown woman, whose name he did not know, suddenly took possession of him.

He beckoned coaxingly to the Pomeranian, and when the dog came up to him he shook his finger at it. The Pomeranian growled: Gurov shook his finger at it again.

The lady looked at him and at once dropped her eyes.

“He doesn’t bite,” she said, and blushed.

“May I give him a bone?” he asked; and when she nodded he asked courteously, “Have you been long in Yalta?”

“Five days.”

“And I have already dragged out a fortnight here.”

There was a brief silence.

“Time goes fast, and yet it is so dull here!” she said, not looking at him.

“That’s only the fashion to say it is dull here. A provincial will live in Belyov or Zhidra and not be dull, and when he comes here it’s ‘Oh, the dulness! Oh, the dust!’ One would think he came from Grenada.”

She laughed. Then both continued eating in silence, like strangers, but after dinner they walked side by side; and there sprang up between them the light jesting conversation of people who are free and satisfied, to whom it does not matter where they go or what they talk about. They walked and talked of the strange light on the sea: the water was of a soft warm lilac hue, and there was a golden streak from the moon upon it. They talked of how sultry it was after a hot day. Gurov told her that he came from Moscow, that he had taken his degree in Arts, but had a post in a bank; that he had trained as an opera-singer, but had given it up, that he owned two houses in Moscow. . . . And from her he learnt that she had grown up in Petersburg, but had lived in S—- since her marriage two years before, that she was staying another month in Yalta, and that her husband, who needed a holiday too, might perhaps come and fetch her. She was not sure whether her husband had a post in a Crown Department or under the Provincial Council — and was amused by her own ignorance. And Gurov learnt, too, that she was called Anna Sergeyevna.

Afterwards he thought about her in his room at the hotel — thought she would certainly meet him next day; it would be sure to happen. As he got into bed he thought how lately she had been a girl at school, doing lessons like his own daughter; he recalled the diffidence, the angularity, that was still manifest in her laugh and her manner of talking with a stranger. This must have been the first time in her life she had been alone in surroundings in which she was followed, looked at, and spoken to merely from a secret motive which she could hardly fail to guess. He recalled her slender, delicate neck, her lovely grey eyes.

“There’s something pathetic about her, anyway,” he thought, and fell asleep.

II

A week had passed since they had made acquaintance. It was a holiday. It was sultry indoors, while in the street the wind whirled the dust round and round, and blew people’s hats off. It was a thirsty day, and Gurov often went into the pavilion, and pressed Anna Sergeyevna to have syrup and water or an ice. One did not know what to do with oneself.

In the evening when the wind had dropped a little, they went out on the groyne to see the steamer come in. There were a great many people walking about the harbour; they had gathered to welcome some one, bringing bouquets. And two peculiarities of a well-dressed Yalta crowd were very conspicuous: the elderly ladies were dressed like young ones, and there were great numbers of generals.

Owing to the roughness of the sea, the steamer arrived late, after the sun had set, and it was a long time turning about before it reached the groyne. Anna Sergeyevna looked through her lorgnette at the steamer and the passengers as though looking for acquaintances, and when she turned to Gurov her eyes were shining. She talked a great deal and asked disconnected questions, forgetting next moment what she had asked; then she dropped her lorgnette in the crush.

The festive crowd began to disperse; it was too dark to see people’s faces. The wind had completely dropped, but Gurov and Anna Sergeyevna still stood as though waiting to see some one else come from the steamer. Anna Sergeyevna was silent now, and sniffed the flowers without looking at Gurov.

“The weather is better this evening,” he said. “Where shall we go now? Shall we drive somewhere?”

She made no answer.

Then he looked at her intently, and all at once put his arm round her and kissed her on the lips, and breathed in the moisture and the fragrance of the flowers; and he immediately looked round him, anxiously wondering whether any one had seen them.

“Let us go to your hotel,” he said softly. And both walked quickly.

The room was close and smelt of the scent she had bought at the Japanese shop. Gurov looked at her and thought: “What different people one meets in the world!” From the past he preserved memories of careless, good-natured women, who loved cheerfully and were grateful to him for the happiness he gave them, however brief it might be; and of women like his wife who loved without any genuine feeling, with superfluous phrases, affectedly, hysterically, with an expression that suggested that it was not love nor passion, but something more significant; and of two or three others, very beautiful, cold women, on whose faces he had caught a glimpse of a rapacious expression — an obstinate desire to snatch from life more than it could give, and these were capricious, unreflecting, domineering, unintelligent women not in their first youth, and when Gurov grew cold to them their beauty excited his hatred, and the lace on their linen seemed to him like scales.

But in this case there was still the diffidence, the angularity of inexperienced youth, an awkward feeling; and there was a sense of consternation as though some one had suddenly knocked at the door. The attitude of Anna Sergeyevna — “the lady with the dog” — to what had happened was somehow peculiar, very grave, as though it were her fall — so it seemed, and it was strange and inappropriate. Her face dropped and faded, and on both sides of it her long hair hung down mournfully; she mused in a dejected attitude like “the woman who was a sinner” in an old-fashioned picture.

“It’s wrong,” she said. “You will be the first to despise me now.”

There was a water-melon on the table. Gurov cut himself a slice and began eating it without haste. There followed at least half an hour of silence.

Anna Sergeyevna was touching; there was about her the purity of a good, simple woman who had seen little of life. The solitary candle burning on the table threw a faint light on her face, yet it was clear that she was very unhappy.

“How could I despise you?” asked Gurov. “You don’t know what you are saying.”

“God forgive me,” she said, and her eyes filled with tears. “It’s awful.”

“You seem to feel you need to be forgiven.”

“Forgiven? No. I am a bad, low woman; I despise myself and don’t attempt to justify myself. It’s not my husband but myself I have deceived. And not only just now; I have been deceiving myself for a long time. My husband may be a good, honest man, but he is a flunkey! I don’t know what he does there, what his work is, but I know he is a flunkey! I was twenty when I was married to him. I have been tormented by curiosity; I wanted something better. ‘There must be a different sort of life,’ I said to myself. I wanted to live! To live, to live! . . . I was fired by curiosity . . . you don’t understand it, but, I swear to God, I could not control myself; something happened to me: I could not be restrained. I told my husband I was ill, and came here. . . . And here I have been walking about as though I were dazed, like a mad creature; . . . and now I have become a vulgar, contemptible woman whom any one may despise.”

Gurov felt bored already, listening to her. He was irritated by the naïve tone, by this remorse, so unexpected and inopportune; but for the tears in her eyes, he might have thought she was jesting or playing a part.

“I don’t understand,” he said softly. “What is it you want?”

She hid her face on his breast and pressed close to him.

“Believe me, believe me, I beseech you . . .” she said. “I love a pure, honest life, and sin is loathsome to me. I don’t know what I am doing. Simple people say: ‘The Evil One has beguiled me.’ And I may say of myself now that the Evil One has beguiled me.”

“Hush, hush! . . .” he muttered.

He looked at her fixed, scared eyes, kissed her, talked softly and affectionately, and by degrees she was comforted, and her gaiety returned; they both began laughing.

Afterwards when they went out there was not a soul on the sea-front. The town with its cypresses had quite a deathlike air, but the sea still broke noisily on the shore; a single barge was rocking on the waves, and a lantern was blinking sleepily on it.

They found a cab and drove to Oreanda.

“I found out your surname in the hall just now: it was written on the board — Von Diderits,” said Gurov. “Is your husband a German?”

“No; I believe his grandfather was a German, but he is an Orthodox Russian himself.”

At Oreanda they sat on a seat not far from the church, looked down at the sea, and were silent. Yalta was hardly visible through the morning mist; white clouds stood motionless on the mountain-tops. The leaves did not stir on the trees, grasshoppers chirruped, and the monotonous hollow sound of the sea rising up from below, spoke of the peace, of the eternal sleep awaiting us. So it must have sounded when there was no Yalta, no Oreanda here; so it sounds now, and it will sound as indifferently and monotonously when we are all no more. And in this constancy, in this complete indifference to the life and death of each of us, there lies hid, perhaps, a pledge of our eternal salvation, of the unceasing movement of life upon earth, of unceasing progress towards perfection. Sitting beside a young woman who in the dawn seemed so lovely, soothed and spellbound in these magical surroundings — the sea, mountains, clouds, the open sky — Gurov thought how in reality everything is beautiful in this world when one reflects: everything except what we think or do ourselves when we forget our human dignity and the higher aims of our existence.

A man walked up to them — probably a keeper — looked at them and walked away. And this detail seemed mysterious and beautiful, too. They saw a steamer come from Theodosia, with its lights out in the glow of dawn.

“There is dew on the grass,” said Anna Sergeyevna, after a silence.

“Yes. It’s time to go home.”

They went back to the town.

Then they met every day at twelve o’clock on the sea-front, lunched and dined together, went for walks, admired the sea. She complained that she slept badly, that her heart throbbed violently; asked the same questions, troubled now by jealousy and now by the fear that he did not respect her sufficiently. And often in the square or gardens, when there was no one near them, he suddenly drew her to him and kissed her passionately. Complete idleness, these kisses in broad daylight while he looked round in dread of some one’s seeing them, the heat, the smell of the sea, and the continual passing to and fro before him of idle, well-dressed, well-fed people, made a new man of him; he told Anna Sergeyevna how beautiful she was, how fascinating. He was impatiently passionate, he would not move a step away from her, while she was often pensive and continually urged him to confess that he did not respect her, did not love her in the least, and thought of her as nothing but a common woman. Rather late almost every evening they drove somewhere out of town, to Oreanda or to the waterfall; and the expedition was always a success, the scenery invariably impressed them as grand and beautiful.

They were expecting her husband to come, but a letter came from him, saying that there was something wrong with his eyes, and he entreated his wife to come home as quickly as possible. Anna Sergeyevna made haste to go.

“It’s a good thing I am going away,” she said to Gurov. “It’s the finger of destiny!”

She went by coach and he went with her. They were driving the whole day. When she had got into a compartment of the express, and when the second bell had rung, she said:

“Let me look at you once more . . . look at you once again. That’s right.”

She did not shed tears, but was so sad that she seemed ill, and her face was quivering.

“I shall remember you . . . think of you,” she said. “God be with you; be happy. Don’t remember evil against me. We are parting forever — it must be so, for we ought never to have met. Well, God be with you.”

The train moved off rapidly, its lights soon vanished from sight, and a minute later there was no sound of it, as though everything had conspired together to end as quickly as possible that sweet delirium, that madness. Left alone on the platform, and gazing into the dark distance, Gurov listened to the chirrup of the grasshoppers and the hum of the telegraph wires, feeling as though he had only just waked up. And he thought, musing, that there had been another episode or adventure in his life, and it, too, was at an end, and nothing was left of it but a memory. . . . He was moved, sad, and conscious of a slight remorse. This young woman whom he would never meet again had not been happy with him; he was genuinely warm and affectionate with her, but yet in his manner, his tone, and his caresses there had been a shade of light irony, the coarse condescension of a happy man who was, besides, almost twice her age. All the time she had called him kind, exceptional, lofty; obviously he had seemed to her different from what he really was, so he had unintentionally deceived her. . . .

Here at the station was already a scent of autumn; it was a cold evening.

“It’s time for me to go north,” thought Gurov as he left the platform. “High time!”

III

At home in Moscow everything was in its winter routine; the stoves were heated, and in the morning it was still dark when the children were having breakfast and getting ready for school, and the nurse would light the lamp for a short time. The frosts had begun already. When the first snow has fallen, on the first day of sledge-driving it is pleasant to see the white earth, the white roofs, to draw soft, delicious breath, and the season brings back the days of one’s youth. The old limes and birches, white with hoar-frost, have a good-natured expression; they are nearer to one’s heart than cypresses and palms, and near them one doesn’t want to be thinking of the sea and the mountains.

Gurov was Moscow born; he arrived in Moscow on a fine frosty day, and when he put on his fur coat and warm gloves, and walked along Petrovka, and when on Saturday evening he heard the ringing of the bells, his recent trip and the places he had seen lost all charm for him. Little by little he became absorbed in Moscow life, greedily read three newspapers a day, and declared he did not read the Moscow papers on principle! He already felt a longing to go to restaurants, clubs, dinner-parties, anniversary celebrations, and he felt flattered at entertaining distinguished lawyers and artists, and at playing cards with a professor at the doctors’ club. He could already eat a whole plateful of salt fish and cabbage.

In another month, he fancied, the image of Anna Sergeyevna would be shrouded in a mist in his memory, and only from time to time would visit him in his dreams with a touching smile as others did. But more than a month passed, real winter had come, and everything was still clear in his memory as though he had parted with Anna Sergeyevna only the day before. And his memories glowed more and more vividly. When in the evening stillness he heard from his study the voices of his children, preparing their lessons, or when he listened to a song or the organ at the restaurant, or the storm howled in the chimney, suddenly everything would rise up in his memory: what had happened on the groyne, and the early morning with the mist on the mountains, and the steamer coming from Theodosia, and the kisses. He would pace a long time about his room, remembering it all and smiling; then his memories passed into dreams, and in his fancy the past was mingled with what was to come. Anna Sergeyevna did not visit him in dreams, but followed him about everywhere like a shadow and haunted him. When he shut his eyes he saw her as though she were living before him, and she seemed to him lovelier, younger, tenderer than she was; and he imagined himself finer than he had been in Yalta. In the evenings she peeped out at him from the bookcase, from the fireplace, from the corner — he heard her breathing, the caressing rustle of her dress. In the street he watched the women, looking for some one like her.

He was tormented by an intense desire to confide his memories to some one. But in his home it was impossible to talk of his love, and he had no one outside; he could not talk to his tenants nor to any one at the bank. And what had he to talk of? Had he been in love, then? Had there been anything beautiful, poetical, or edifying or simply interesting in his relations with Anna Sergeyevna? And there was nothing for him but to talk vaguely of love, of woman, and no one guessed what it meant; only his wife twitched her black eyebrows, and said:

“The part of a lady-killer does not suit you at all, Dimitri.”

One evening, coming out of the doctors’ club with an official with whom he had been playing cards, he could not resist saying:

“If only you knew what a fascinating woman I made the acquaintance of in Yalta!”

The official got into his sledge and was driving away, but turned suddenly and shouted:

“Dmitri Dmitritch!”

“What?”

“You were right this evening: the sturgeon was a bit too strong!”

These words, so ordinary, for some reason moved Gurov to indignation, and struck him as degrading and unclean. What savage manners, what people! What senseless nights, what uninteresting, uneventful days! The rage for card-playing, the gluttony, the drunkenness, the continual talk always about the same thing. Useless pursuits and conversations always about the same things absorb the better part of one’s time, the better part of one’s strength, and in the end there is left a life grovelling and curtailed, worthless and trivial, and there is no escaping or getting away from it — just as though one were in a madhouse or a prison.

Gurov did not sleep all night, and was filled with indignation. And he had a headache all next day. And the next night he slept badly; he sat up in bed, thinking, or paced up and down his room. He was sick of his children, sick of the bank; he had no desire to go anywhere or to talk of anything.

In the holidays in December he prepared for a journey, and told his wife he was going to Petersburg to do something in the interests of a young friend — and he set off for S—-. What for? He did not very well know himself. He wanted to see Anna Sergeyevna and to talk with her — to arrange a meeting, if possible.

He reached S—- in the morning, and took the best room at the hotel, in which the floor was covered with grey army cloth, and on the table was an inkstand, grey with dust and adorned with a figure on horseback, with its hat in its hand and its head broken off. The hotel porter gave him the necessary information; Von Diderits lived in a house of his own in Old Gontcharny Street — it was not far from the hotel: he was rich and lived in good style, and had his own horses; every one in the town knew him. The porter pronounced the name “Dridirits.”

Gurov went without haste to Old Gontcharny Street and found the house. Just opposite the house stretched a long grey fence adorned with nails.

“One would run away from a fence like that,” thought Gurov, looking from the fence to the windows of the house and back again.

He considered: to-day was a holiday, and the husband would probably be at home. And in any case it would be tactless to go into the house and upset her. If he were to send her a note it might fall into her husband’s hands, and then it might ruin everything. The best thing was to trust to chance. And he kept walking up and down the street by the fence, waiting for the chance. He saw a beggar go in at the gate and dogs fly at him; then an hour later he heard a piano, and the sounds were faint and indistinct. Probably it was Anna Sergeyevna playing. The front door suddenly opened, and an old woman came out, followed by the familiar white Pomeranian. Gurov was on the point of calling to the dog, but his heart began beating violently, and in his excitement he could not remember the dog’s name.

He walked up and down, and loathed the grey fence more and more, and by now he thought irritably that Anna Sergeyevna had forgotten him, and was perhaps already amusing herself with some one else, and that that was very natural in a young woman who had nothing to look at from morning till night but that confounded fence. He went back to his hotel room and sat for a long while on the sofa, not knowing what to do, then he had dinner and a long nap.

“How stupid and worrying it is!” he thought when he woke and looked at the dark windows: it was already evening. “Here I’ve had a good sleep for some reason. What shall I do in the night?”

He sat on the bed, which was covered by a cheap grey blanket, such as one sees in hospitals, and he taunted himself in his vexation:

“So much for the lady with the dog . . . so much for the adventure. . . . You’re in a nice fix. . . .”

That morning at the station a poster in large letters had caught his eye. “The Geisha” was to be performed for the first time. He thought of this and went to the theatre.

“It’s quite possible she may go to the first performance,” he thought.

The theatre was full. As in all provincial theatres, there was a fog above the chandelier, the gallery was noisy and restless; in the front row the local dandies were standing up before the beginning of the performance, with their hands behind them; in the Governor’s box the Governor’s daughter, wearing a boa, was sitting in the front seat, while the Governor himself lurked modestly behind the curtain with only his hands visible; the orchestra was a long time tuning up; the stage curtain swayed. All the time the audience were coming in and taking their seats Gurov looked at them eagerly.

Anna Sergeyevna, too, came in. She sat down in the third row, and when Gurov looked at her his heart contracted, and he understood clearly that for him there was in the whole world no creature so near, so precious, and so important to him; she, this little woman, in no way remarkable, lost in a provincial crowd, with a vulgar lorgnette in her hand, filled his whole life now, was his sorrow and his joy, the one happiness that he now desired for himself, and to the sounds of the inferior orchestra, of the wretched provincial violins, he thought how lovely she was. He thought and dreamed.

A young man with small side-whiskers, tall and stooping, came in with Anna Sergeyevna and sat down beside her; he bent his head at every step and seemed to be continually bowing. Most likely this was the husband whom at Yalta, in a rush of bitter feeling, she had called a flunkey. And there really was in his long figure, his side-whiskers, and the small bald patch on his head, something of the flunkey’s obsequiousness; his smile was sugary, and in his buttonhole there was some badge of distinction like the number on a waiter.

During the first interval the husband went away to smoke; she remained alone in her stall. Gurov, who was sitting in the stalls, too, went up to her and said in a trembling voice, with a forced smile:

“Good-evening.”

She glanced at him and turned pale, then glanced again with horror, unable to believe her eyes, and tightly gripped the fan and the lorgnette in her hands, evidently struggling with herself not to faint. Both were silent. She was sitting, he was standing, frightened by her confusion and not venturing to sit down beside her. The violins and the flute began tuning up. He felt suddenly frightened; it seemed as though all the people in the boxes were looking at them. She got up and went quickly to the door; he followed her, and both walked senselessly along passages, and up and down stairs, and figures in legal, scholastic, and civil service uniforms, all wearing badges, flitted before their eyes. They caught glimpses of ladies, of fur coats hanging on pegs; the draughts blew on them, bringing a smell of stale tobacco. And Gurov, whose heart was beating violently, thought:

“Oh, heavens! Why are these people here and this orchestra! . . .”

And at that instant he recalled how when he had seen Anna Sergeyevna off at the station he had thought that everything was over and they would never meet again. But how far they were still from the end!

On the narrow, gloomy staircase over which was written “To the Amphitheatre,” she stopped.

“How you have frightened me!” she said, breathing hard, still pale and overwhelmed. “Oh, how you have frightened me! I am half dead. Why have you come? Why?”

“But do understand, Anna, do understand . . .” he said hastily in a low voice. “I entreat you to understand. . . .”

She looked at him with dread, with entreaty, with love; she looked at him intently, to keep his features more distinctly in her memory.

“I am so unhappy,” she went on, not heeding him. “I have thought of nothing but you all the time; I live only in the thought of you. And I wanted to forget, to forget you; but why, oh, why, have you come?”

On the landing above them two schoolboys were smoking and looking down, but that was nothing to Gurov; he drew Anna Sergeyevna to him, and began kissing her face, her cheeks, and her hands.

“What are you doing, what are you doing!” she cried in horror, pushing him away. “We are mad. Go away to-day; go away at once. . . . I beseech you by all that is sacred, I implore you. . . . There are people coming this way!”

Some one was coming up the stairs.

“You must go away,” Anna Sergeyevna went on in a whisper. “Do you hear, Dmitri Dmitritch? I will come and see you in Moscow. I have never been happy; I am miserable now, and I never, never shall be happy, never! Don’t make me suffer still more! I swear I’ll come to Moscow. But now let us part. My precious, good, dear one, we must part!”

She pressed his hand and began rapidly going downstairs, looking round at him, and from her eyes he could see that she really was unhappy. Gurov stood for a little while, listened, then, when all sound had died away, he found his coat and left the theatre.

IV

And Anna Sergeyevna began coming to see him in Moscow. Once in two or three months she left S—-, telling her husband that she was going to consult a doctor about an internal complaint — and her husband believed her, and did not believe her. In Moscow she stayed at the Slaviansky Bazaar hotel, and at once sent a man in a red cap to Gurov. Gurov went to see her, and no one in Moscow knew of it.

Once he was going to see her in this way on a winter morning (the messenger had come the evening before when he was out). With him walked his daughter, whom he wanted to take to school: it was on the way. Snow was falling in big wet flakes.

“It’s three degrees above freezing-point, and yet it is snowing,” said Gurov to his daughter. “The thaw is only on the surface of the earth; there is quite a different temperature at a greater height in the atmosphere.”

“And why are there no thunderstorms in the winter, father?”

He explained that, too. He talked, thinking all the while that he was going to see her, and no living soul knew of it, and probably never would know. He had two lives: one, open, seen and known by all who cared to know, full of relative truth and of relative falsehood, exactly like the lives of his friends and acquaintances; and another life running its course in secret. And through some strange, perhaps accidental, conjunction of circumstances, everything that was essential, of interest and of value to him, everything in which he was sincere and did not deceive himself, everything that made the kernel of his life, was hidden from other people; and all that was false in him, the sheath in which he hid himself to conceal the truth — such, for instance, as his work in the bank, his discussions at the club, his “lower race,” his presence with his wife at anniversary festivities — all that was open. And he judged of others by himself, not believing in what he saw, and always believing that every man had his real, most interesting life under the cover of secrecy and under the cover of night. All personal life rested on secrecy, and possibly it was partly on that account that civilised man was so nervously anxious that personal privacy should be respected.

After leaving his daughter at school, Gurov went on to the Slaviansky Bazaar. He took off his fur coat below, went upstairs, and softly knocked at the door. Anna Sergeyevna, wearing his favourite grey dress, exhausted by the journey and the suspense, had been expecting him since the evening before. She was pale; she looked at him, and did not smile, and he had hardly come in when she fell on his breast. Their kiss was slow and prolonged, as though they had not met for two years.

“Well, how are you getting on there?” he asked. “What news?”

“Wait; I’ll tell you directly. . . . I can’t talk.”

She could not speak; she was crying. She turned away from him, and pressed her handkerchief to her eyes.

“Let her have her cry out. I’ll sit down and wait,” he thought, and he sat down in an arm-chair.

Then he rang and asked for tea to be brought him, and while he drank his tea she remained standing at the window with her back to him. She was crying from emotion, from the miserable consciousness that their life was so hard for them; they could only meet in secret, hiding themselves from people, like thieves! Was not their life shattered?

“Come, do stop!” he said.

It was evident to him that this love of theirs would not soon be over, that he could not see the end of it. Anna Sergeyevna grew more and more attached to him. She adored him, and it was unthinkable to say to her that it was bound to have an end some day; besides, she would not have believed it!

He went up to her and took her by the shoulders to say something affectionate and cheering, and at that moment he saw himself in the looking-glass.

His hair was already beginning to turn grey. And it seemed strange to him that he had grown so much older, so much plainer during the last few years. The shoulders on which his hands rested were warm and quivering. He felt compassion for this life, still so warm and lovely, but probably already not far from beginning to fade and wither like his own. Why did she love him so much? He always seemed to women different from what he was, and they loved in him not himself, but the man created by their imagination, whom they had been eagerly seeking all their lives; and afterwards, when they noticed their mistake, they loved him all the same. And not one of them had been happy with him. Time passed, he had made their acquaintance, got on with them, parted, but he had never once loved; it was anything you like, but not love.

And only now when his head was grey he had fallen properly, really in love — for the first time in his life.

Anna Sergeyevna and he loved each other like people very close and akin, like husband and wife, like tender friends; it seemed to them that fate itself had meant them for one another, and they could not understand why he had a wife and she a husband; and it was as though they were a pair of birds of passage, caught and forced to live in different cages. They forgave each other for what they were ashamed of in their past, they forgave everything in the present, and felt that this love of theirs had changed them both.

In moments of depression in the past he had comforted himself with any arguments that came into his mind, but now he no longer cared for arguments; he felt profound compassion, he wanted to be sincere and tender. . . .

“Don’t cry, my darling,” he said. “You’ve had your cry; that’s enough. . . . Let us talk now, let us think of some plan.”

Then they spent a long while taking counsel together, talked of how to avoid the necessity for secrecy, for deception, for living in different towns and not seeing each other for long at a time. How could they be free from this intolerable bondage?

“How? How?” he asked, clutching his head. “How?”

And it seemed as though in a little while the solution would be found, and then a new and splendid life would begin; and it was clear to both of them that they had still a long, long road before them, and that the most complicated and difficult part of it was only just beginning.

Leave a Reply