Sept 1, 2019 (TM)
Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa,
Tiếng hót mày làm tan nát tim ta.
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy . Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi. Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi, lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày . Mặt trời nào soi sáng tim tôi, để tình yêu xay mòn thành đá cuội. Xin úp mặt bùi ngùi, từng ngày qua mỏi ngóng tin vui. Cụm rừng nào lá xác xơ cây, từ vực sâu nghe lời mời đã dậy . Ôi cát bụi phận này, vết mực nào xóa bỏ không hay…
Nếu chọn một bản nhạc của Trịnh Công Sơn để yêu cầu ai hát, có lẽ tôi lại sẽ chọn bản này. Không phải “Phôi Pha”, không phải “Một Cõi Đi Về”, mà là “Cát Bụi”, khi chính nó cũng đã trở thành một tiếng động gõ nhịp không nguôi.
Diệu gởi bức tranh anh Hiển vẽ ngẩu hứng bài “Cát Bụi” của Trịnh Công Sơn. Tôi nói không biết Mai xin phép anh Hiển đăng vào Khung Cửa Hẹp có được không, Diệu nói tại sao không. Thế là tôi đăng lại bài này để post tranh vào. Tôi ít cảm tranh abstract nhưng lờ mờ thân phận con người “dust to dust” của bức họa này. Có phải đó là điều anh Hiển muốn nói không Diệu nhỉ, ôi everything is dust in the wind, ta chỉ cần nhắm mắt lại một sát na thôi và sát na đó sẽ biến mất.
Bài viết kể lại sự ra đời của bản “Cát Bụi”. Cũng vì thương đoạn trong đó nói đến Zorba trong phim Zorba the Greek than … Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát trái tim ta … mà tôi đăng post này. Tôi đã từng nghe chim đa đa hót trong rừng Nepal vào một buổi sáng đi thuyền trên sông Nayarani vào rừng Chitwan. Tiếng hót giống tiếng khóc rất thảm, tiếng gì thế, tôi thảng thốt, người bạn đồng hành nói tiếng đa đa, ôi, nghe nát cả lòng, như tiếng con khóc gọi mẹ sao đường xa vạn dặm mẹ bỏ con đi. Rồi từ đó tôi luôn bị ám ảnh bởi tiếng hót đó.
Tống Mai
Cát Bụi
Trịnh Công Sơn
Khánh Ly
www.youtube.com/watch?v=98VjqaDdJvA
TCS và ngẩu hứng “Cát Bụi” – Tranh vẽ: Trần Như Hiển
Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim ”Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” tập 6. Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi. Hoá ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang. Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói : có kẻ bất thiện dang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.
Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn “ Zorba le Grec”. Đến đoạn Zorba than thở : “Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta”, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi. Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
Đó là câu chuyện sự ra đời của bài “Cát bụi”.
Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.
Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay. Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.
“ Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”
Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi.
Trịnh Công Sơn
Để Hà tìm xem lại hai phim này, Hà cũng đã xem nhưng không thấy xúc cảm nhiều như vậy. Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm có phải phim Nhật không Mai?
Hồi xưa thời 60s, 70s thì cuốn Alexis Zorba của Nikos Kazantzakis rất nổi tiếng trong giới đọc sách của Huế. Vì vậy khi phim ra đời thì hầu hết đều đi xem. Mai cũng mê vừa sách vừa phim, nhất là Anthony Quinn tuyệt vời trong vai Zorba. Hai nhân vật Basil và Zorba, một sống nghiêm cung và một sống phóng khoáng hưởng đời, tựa như Narcissus và Goldmund của Hermann Hesse. Hai cuốn sách làm nổi bật thuyết nhị nguyên. Khi còn nhỏ Mai không hiểu gì lắm cái triết lý trong đó, đến khi lớn lên mới hiểu ra và appreciate.
Đúng rồi Hà, “Hiệp Sĩ Mù Nghe Gió Kiếm” là phim Nhật tựa là Zatoichi. Một người mù giỏi về kiếm thuật, một khi Zatoichi rút kiếm ra thì có người bỏ mạng : )
Phim rất dài nhiều series Mai không biết bản trên Amazon có đầy đủ không.
Hà mượn được ở thư viện địa phương hai bộ phim Zatoichi the blind swordsman, session 6 (như TCS viết) nằm trong bộ hai nhưng không chắc có tập số 6. Cả hai bộ Hà đều đã xem, nhưng chắc ngủ quên nên chẳng nhớ gì nhiều, ngoại trừ session 1. Còn phim Zorba, Hà chịu được Basil, không ưa được cái thói trần tục của Zorba. Hà khá bảo thủ như mấy bà già trầu ở quê vậy
Trong phim Zorba, có một scene khiêu vũ trên biển, trong đó cả 2 nghịch lý Zorba và Basil, phóng khoáng và khắc khổ gặp nhau trong tiếng cười hòa hợp:
youtube.com/watch?v=2AzpHvLWFUM
Mai nhớ mãi scene này.
Sao bài viết nào của em cũng đượm nỗi buồn man mác!
Em không có câu trả lời cho anh Tân, chỉ biết vui vì anh đã chịu khó đọc những gì em viết : )
Your writing is so nice, I love it,
The lines come from the heart always did,
Swayed me around with the song bird,
Falling down with sorrow as I did always.
For you Dear Mai,
DTQT.
Beautiful poem.
Cám ơn dear chị Dã Thảo.
Em rất mến hai bloggers chị Bà Tám và chị Dã Thảo trong blog của chị Mai. Đọc bài của chị Mai xong đọc comments của hai chị rất cảm động. Chị Dã Thảo làm thơ tài thật và có một vẽ đẹp rất exotic.
Sáng nay vào vườn nhà đọc lời bình của TLTong Dã-Thảo vui quá chừng luôn, Cảm ơn Em.
Keep up the company,chị Dã Thảo, chị Bà Tám và chị Mai. Em được một warm smile almost every morning reading blogs của các chị.
Có phải TLTong là em của Chị Tống Mai?
Dạ.
Nice to know You ❤🌹
Ủa, chỉ nói bên này làm sao tui nghe được chứ. Tình cờ đọc được ở đây, mới biết. Cám ơn TLTong nhé.
Cảm ơn chị!
Cám ơn em tôi !
Cám ơn Mai làm hồi tưởng lại những gì rất thân thiết của thời còn học sinh, những điều mà được bàn tán trong sân trường hay bên ly café với bạn bè, từ “Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” đến “Alexis Zorba”, đến “Cát Bụi” của TCS.
Thật khó hiểu tại sao tập 6 Zatoichi lại là nguồn cảm hứng cho “Cát Bụi”, không biết có phải vì xuất phát từ 2 nhân vật mù tương phản, nghệ sĩ và kiếm sĩ với tựa đề phim “Mort ou vif” (Sống hay chết)
Trong “Zorba the Greek” hai nhân vật Zorba và Basil, hai người bạn với hai lối sống hoàn toàn trái ngược nhau (phóng túng, đầy bản năng # khuôn mẫu và định kiến, vô định trong giáo lý kinh điển), thể hiện sự nghịch lý … tốt xấu, thiện ác. Kazantzakis nặng ảnh hưởng của Nietzsche, Homère, sau này có thêm Lénine và Trotski, Chúa và Phật. Ý tưởng cuối cùng của tiểu thuyết là sự chiến thắng của cái “ác” trước tình yêu và thánh thiện.
Mỗi người suy nghĩ về hai cuốn phim mỗi khác, trong khi những bàn tán giữa bạn bè hồi đó là những nghịch lý nói trên thì TCS lại nhìn thấy cái mong manh ngắn ngủi của kiếp người trong những scene rất buồn như tiếng đàn than thân phận nửa chừng bỗng đứt giây. Lạ nhỉ, mấy chục năm sau, nhạc của TCS vẫn còn thấm sâu trong lòng.
Mấy chục năm nghe nhạc TCS vẫn còn khám phá từng chút một chất thiền trong đó mỗi khi nghe.