Beethoven’s Silence và Suite française – Video Nguyên Huệ

Sept 28, 2018 (TM)

Theo thời gian tôi gắng quên đi những người thân đã mất,
nhưng bản nhạc luôn mang tôi trở lại với chàng.

Over time I tried to forget the people I lost,
but the music always carries me back to him.

Mỗi tối, cô gái người Pháp Cecile ẩn mình sau khe cửa để nghe trộm người sĩ quan Đức chơi đàn trong phòng,  ánh sáng từ cánh cửa khép hờ hắt lên lưng của người sĩ quan đang cúi mình trên phím. Cô không nhận ra bản nhạc anh đang đàn…

-Đoản nhạc anh chơi mãi…em không nhận ra.
-Cô sẽ không nhận ra được đâu.
-Tại sao, em cũng có học nhạc cơ mà.
-Nhưng không thể nhận ra bản này được.
-Oh, có phải anh sáng tác?

-The piece you keep playing…
-I don’t recognise it.
-You wouldn’t.
-I’ve studied music, you know.
-Not this.
-Oh,  you wrote it?

Tôi không quên được lời đối thoại đó trong phim “Suite française” giữa cô gái người Pháp và viên sĩ quan Đức đang trú trong nhà cô thời Đức quốc xã chiếm đóng Pháp trong Thế chiến thứ hai.  Cũng như tôi đã không thể nào quên được lời đối thoại trong phim “Le Silence de la mer” cũng giữa một cô gái người Pháp và viên sĩ quan người Đức trú trong nhà cô thời Đức quốc xã. Nhưng tôi không gởi theo đây bản nhạc trong “Suite française” mà lại gởi vào bản Beethoven’s Silence tôi rất thương. Sự im lặng trong “Suite française” cũng như sự im lặng trong “Le Silence de la mer” giữa hai kẻ yêu nhau nhưng không được nói với nhau lời nào vì hoàn cảnh thù hận, chiến tranh đã làm tôi liên tưởng đến những nốt lặng gầy guộc ngập ngừng trong bản Beethoven’s Silence.

Tống Mai
(Để cám ơn bạn tôi những nốt lặng êm đềm cho một September 28)

 

Beethoven’s Silence
Composer: Ernesto Cortázar
Video: Nguyên Huệ

www.youtube.com/watch?v=I3WllHYIk3w

 

Over time I tried to forget the people I lost,
but the music always carries me back to him

 

 

 

 

22 thoughts on “Beethoven’s Silence và Suite française – Video Nguyên Huệ

  1. Buổi sáng sớm thức dậy được nghe những nốt nhạc trong trẻo êm đềm của Ernesto Cortázar trong Beethoven’s Silence thật thanh thản và cảm thấy thích thú tuyệt vời khi ngắm nhìn những hình ảnh đẹp trong Vidéo Clip.
    Tiếc là bản nhạc ngắn quá và hình ảnh đẹp đã hết rồi , cứ muốn có thêm nữa để coi và để nghe.
    Mai nói đến hai phim ” Suite Française ” và ” Le Silence De La Mer ” cũng là 2 phim mà Ng rất thích và cứ thỉnh thoảng là coi đi coi lại , coi để rồi buồn và ứa nước mắt. Những mối tình ngang trái trong chiến tranh, những mối tình câm nín nhưng đẹp vô cùng , không cần ai nói ra họ cũng đã hiểu nhau và nhớ nhau mãi hoài.
    Cám ơn Mai đã chia sẻ và chúc Mai mọi điều tốt lành , an lạc trong ngày đặc biệt hôm nay.
    Thương ,
    MN.

    1. Nói về bản đàn mình chỉ biết có mấy chữ rất cliché là réo rắt và du dương. Về chuyện phim, rất đẹp và rất buồn. Mai cũng viết văn như thơ. Nhiều khi đọc thì thấy thấm, nhưng “dùng lời rất khó để mà nói rõ.” Chúc một ngày cuối tuần như ý nha Mai. Mình share bài này.

  2. Mai biết chị sẽ đọc được message này của Mai ở đây.
    Mai rất cảm động và cám ơn chị QMai cái lẵng hoa chị đã cho người giao đến nhà Mai sáng nay.
    Thật vui bất ngờ.

    1. Happy Birthday , chị TMai ! Chúc chị thật khỏe mạnh để còn là inspiration cho nhiều người qua những bài viết và tấm hình thật nghệ thuật và truyền cảm

      Nhạc Beethoven quá hay và thích hợp với những tấm hình kèm theo – As always, quá đẹp và quá hay , thank you for sharing – Con châu chấu và con dế đeo chuông thật dễ thương .

      Đọc Blog của chị,Thấy chị quen với Phạm Ngọc Lân là bạn học dược rất thân với mình , quả đất thật là tròn . chị nhỉ. Mấy lần mình sang Pháp, Lân đều từ Toulouse lên Paris đề gặp mình nhưng cách đã hơn hai năm, lúc đó Lân phải gọi lên Paris xin lỗi không gặp mình đươc vì phải lo chuyện rất quan trọng. Hai tuần sau khi mình về lại Mỹ thì Lân email cho mình , báo tin ” Mai ơi , tôi đã tìm được gia đình của bố tôi rồi”, mình mừng cho Lân lắm vì từ 4-50 năm vừa qua, Lân làm hết những gì có thể làm được để tìm tông tích của bố nhưng phải bó tay, nên mới viết cuốn ” De père inconnu “. Chị dã đọc cuốn sách đó chưa? Hay lắm.

      Thôi , chúc chị ngủ ngon nhé . Sẽ gặp lại chị chủ nhật này .
      Thân mến ,
      QMai

      1. Mai không quen với Phạm Ngọc Lân, Mai chỉ biết qua youtube những bài hát PNL hát rất hay trên đó. Mai đăng bài giới thiệu cuốn “Père inconnue” của PNL vì thấy đó một câu chuyện cảm động.
        Mai cám ơn chị QMai rất nhiều lời chúc và bình hoa cho ngày hôm qua.

  3. Oh, Mai, this is so beautiful! I will download onto my phone, also, so I can watch and listen and relax wherever/whenever.
    Where in Viet Nam did you take the photos and when? Hue? I found that Nguyen Hue was an emperor in 1700”s. How did you pick the music for the photos….perfect!

    1. The first few photos in the clip were taken in Vietnam on the river of Dong Nai few weeks ago and the rest were in San Francisco Bay on Pinole Hill in Hercules.

      You are right. Nguyen Hue was an emperor in 1700s, known as Quang Trung and was one of the most successful military commander in Vietnam’s history.
      But the name Nguyen Hue in the clip is Nguyên Huệ, not Nguyễn Huệ. Nguyên Huệ is the Buddhist name of both my friend and I. We both share the same Buddhist name since childhood.

      Thank you Susan for always have nice thoughts about my photography. They mean a lot to me.

  4. Cám ơn KVu đã gởi cho chị bài thơ rất đẹp này:

    I wandered lonely as a cloud
    That floats on high o’er vales and hills,
    when all at once I saw a crowd,
    a host, of golden daffodils.
    (William Wordsworth)

    1. Im lặng lại rơi xuống một lần nữa. Một lần nữa, nhưng lần này – tăm tối và ngột ngạt vô cùng ! Hiển nhiên, sự im lặng trước kia, ẩn dưới mặt nước hiền hòa, là những con thú vùng vẫy – là sức sống mãnh liệt, là khao khát, là ý tưởng được phóng thích không kềm chế. Nhưng dưới sự im lặng của ngay giây phút này, ah! là cả một sự che đậy khủng khiếp …
      -Tôi đã đạt được những gì mình yêu cầu, anh ta nói tự nhiên. Tôi xin thuyên chuyển ra chiến tuyến và đã được chấp thuận, ngày mai tôi sẽ lên đường.
      Tôi ngỡ trên môi anh thấp thoáng một nụ cười khi anh nói tiếp:
      – Để vào địa ngục.
      Anh chỉ tay về phương Đông, hướng những cánh đồng mênh mông nơi mùa ngô kế tiếp sẽ được phân bón bằng xác người.
      Tôi nghĩ, “Thì ra hắn ta đành cam chịu, hắn chỉ biết có chừng ấy thôi sao, họ đầu hàng hết, ngay cả người đàn ông này cũng thế ….”
      Lúc đó, sắc mặt của cháu tôi làm tôi đau nhói, sắc mặt xanh xao màu mặt trăng, môi tái lại như vành miệng của một chiếc bình ngọc bích trắng đục bị bể, méo mó không khác gì những nét vẽ bi thương trên chiếc mặt nạ Hy Lạp. Và tôi thấy, trên nếp trán và chân tóc, không phải rỉ ra, mà là nẩy ra – vâng, nẩy ra – những hạt mồ hôi.
      Tôi không biết Werner von Ebrennac có thấy không. Mắt cô, đôi mắt trẻ trung, như thuyền neo bờ bằng một sợi dây rất căng, rất cứng, đến nỗi không ai dám di chuyển ngón tay giữa cặp mắt đó. Ebrennac, một tay nắm đấm cửa, một tay bám vào khung, mắt chăm chăm không nhúc nhích, từ từ kéo cánh cửa về phía mình. Anh nói – giọng trống rỗng một cách kỳ lạ:
      – Chúc ngủ ngon
      Tôi tưởng anh ấy sẽ đóng cửa và rời đi. Nhưng không. Anh nhìn cháu tôi. Anh nhìn cô. Anh nói – giọng thì thầm:
      – Tạm biệt.
      Không nhúc nhích. Anh vẫn đứng yên đấy, gần như bất động, khuôn mặt bất động và căng thẳng, ánh mắt càng bất động và căng thẳng hơn gắn vào đôi mắt mở lớn tái tê của cháu tôi. Lâu lắm, lâu lắm – không biết bao lâu nữa – lê thê cho đến cuối cùng cô mấp máy đôi môi. Mắt Werner sáng lên.
      Và tôi nghe:
      – Tạm biệt.
      Phải chăm chú lắm mới nghe được mấy tiếng này, nhưng cuối cùng tôi nghe được. Von Ebrennac chắc cũng nghe được, anh thẳng người lên, cả khuôn mặt và cơ thể như đang lịm vào giấc ngủ bình yên.
      Rồi anh mỉm miệng, để lại cho tôi hình ảnh cuối cùng của một nụ cười. Cánh cửa khép lại và bước chân xa dần đến cuối nhà.

  5. Ernesto Cortazar viết bài Beethoven’s Silence có lẽ về việc Beethoven bị điếc, Tuy nhiên mỗi lần nghe bài này tôi lại nghĩ đến chuyện Beethoven im lặng không cho biết ai là Immortal Beloved – Người Tình Muôn Đời của ông.

    Cám ơn TM.

    1. Mai lại nghĩ “Beethoven’s Silence” là cái im lặng khi Beethoven không còn nghe được nữa vì bị điếc. Những nốt cuối của bài là những nốt lặng nhỏ giọt xuống rồi im đi.

  6. Sang ni Chu Nhat day that som khi troi dang con toi va dang mua vi khi hom co bao,nho Mai ,moi bat dau check email cua Mai va bat dau lang nghe,cg da lau ko nghe nhac ,,that tuyet Mai ah ,cam xuc dang trao,thang hoa khi thi nhu duoc bay len tan troi cao, khi thi nhu dc bongbbenh tren song bien khi thi nhu dc dan chim xuong tan bien sau. Am nhac dung la magic that,khi do moi that su kham pha ra nhieu ban nga khac la trg ta.

    Sang Chu Nhat buon, nhg dc tron ven va thay doi day du khi dam chim trg am nhac. Minh nghe tiep Moon light, Nocture, Autumn leaves, Serenade, Mariage d’armour, Melody of tears, Tears in heaven va doc nghien ngam nhg loi Mai viet de cam nhan mot tam hon qua dep!

    Nho Mai va Chau nhieu va thoi qua khu day ap ky niem thoi tho ngay va lang man cua tui minh,nhg roi dong doi van cu tiep tuc troi vo tinh nhg day nghiet nga voi nhg doa hoa xuan,,
    Thuong nho that nhieu,

  7. chị cho em hỏi hai phim này vì sao nd tình tiết lại giống nhau nhiều vậy ạ? dù hai phim chuyển thể từ hai cuốn sách khác nhau?

    1. Có những điểm giống nhau giữa hai phim Le Silence de la mer và Suite francaise, nhưng ngay trong hai cuốn sách cũng có những điểm tương đồng như thế Phương ạ, cả hai đều kể về một sĩ quan Đức là một nhạc sĩ sống trong nhà của một cô gái Pháp.
      Chị nghĩ thời Đức Quốc Xã chiếm đóng Pháp thì phong trào kháng cự bằng sự im lặng của người Pháp lan rộng trong những gia đình phải chịu đựng sự có mặt của Nazi trong nhà mình, hầu như gia đình nào cũng có cùng hoàn cảnh nên có những cuốn sách viết lại những tình huống đó có nhiều điểm giống nhau.

Leave a Reply