Aug 16, 2017 (TM)
Nhưng ngoài kia còn ai khóc, hay cổ võ, hay rùng mình?
Có ai thấy bóng đổ của hành tinh cô đơn của chúng ta?
Có phải chỉ có chúng ta trong đêm dài?
Hay bóng đen và vũ trụ chỉ khiêu vũ cho mỗi mình chúng ta mà thôi?
Eclipsing the Sun – Đêm Giữa Ban Ngày
By: Dennis Overbye, Jonathan Corum and Jason Drakeford
New York Times Video
www.nytimes.com/video/science/100000005343495/solar-eclipse-2017.html
Vào ngày 21 tháng 8 năm 2017,
mặt trăng sẽ lướt vào giữa trái đất và mặt trời,
vẽ nên một vùng tối trên khắp Bắc Mỹ.
Cuộc nhật thực lớn bắt đầu.
Một bài tập về hình học vũ trụ.
Nhắc cho ta biết ta đang sống trong một vũ trụ giữa những vũ trụ,
mà tất cả đều hướng về luật Kepler, Newton và Einstein.
Măt trăng nghiêng nghiêng khi xoay quanh trái đất,
nên bóng trăng thường ở trên hay dưới chúng ta.
Khoảng hai lần một năm, ba hành tinh lại gặp nhau ngắn ngủi trên một đường thẳng,
và bóng tối của trăng cắt ngang hành tinh của chúng ta.
Ngày lịm chết rồi tái sinh.
Mặt trời được thay thế bằng một lỗ hổng đen tối,
có lông vũ bao quanh một vòng sáng xanh xao,
nóng hơn mặt trời cả triệu lần.
Nhìn kỹ vào khối đen này, ta nghe như những chiếc bánh xe vũ trụ đang nghiến vào nhau.
Hai phút đẹp ngất người và kinh khiếp.
Nhưng trong khi hầu hết mọi người ngước nhìn lên,
thì có người lại nhìn xuống.
Đối với những phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc tế,
thì nhật thực là một vết nhơ của hành tinh.
Một vũng tối giữa những cụm mây xoáy tròn.
Ngay cả nơi xa kia trên Trái Đất,
Vệ tinh thời tiết phải bắt nhịp với thế giới quay tròn,
canh chừng hình bóng của mặt trăng từ lúc mặt trời mọc đến hoàng hôn.
Các vệ tinh khác phóng nhìn ra xa,
mắt đăm đăm vào ngôi sao gần nhất,
có khi tầm nhìn bị gián đoạn khi trăng đi ngang qua.
Nhìn từ trăng, trái đất không bao giờ mọc hay lặn.
Nó chỉ lắc lư qua lại trong không gian.
Từ quỹ đạo của nó trên mặt trăng,
tàu tuần dương sẽ ngoái nhìn Trái Đất
Để chụp ảnh những ngôi nhà mờ tối của chúng ta.
Một triệu dặm ngoài kia, phi thuyền Discover phải đối diện vĩnh viễn với giữa trưa.
Tàu vũ trụ có thể quan sát mặt tối của trăng đi qua sau trái đất.
Một quả cầu xám mờ trên một quả cầu trắng xanh.
Từ nơi này nhìn xa, một nhật thực là một bóng tối
sau năm tháng huy hoàng ánh sáng.
Nhưng trăng không phải là vật duy nhất di chuyển giữa mặt trời và trái đất.
Mercury không có trăng riêng và không có nhật thực.
Nhưng nhìn từ trái đất thi nó lượn qua mặt trời khoảng 13 lần trong một thế kỷ.
Một chấm nhỏ, chỉ lớn hơn mặt trăng của chúng ta một chút,
được chiếu sáng bằng lửa.
Quá cảnh của sao Kim rất hiếm.
Những hình ảnh này là từ năm 1882,
và là hình ảnh cuối cùng của hơn một thế kỷ nay,
cho đến khi sao Kim quay trở lại để vượt qua mặt trời
vào năm 2004 và 2012.
Thế hệ sau ta sẽ không nhìn thấy một quá cảnh khác của sao Kim
trong một trăm năm cho đến năm 2117.
Sao Hỏa có hai mặt trăng.
Phobos, lớn nhất, là một tảng đá có hình khoai tây dài 16 dặm.
Những chiếc tàu thám hiểm Sao Hỏa đã nhìn lên để nắm bắt Phobos đi ngang trước mặt trời.
Một phần Nhật thực xảy ra từ bề mặt khô khan của một thế giới khác.
Sao Mộc lại có rất nhiều trăng,
nên hành tinh khổng lồ này có thể có vài nhật thực cùng một lúc.
Ba bóng đen này, lướt đi ở tốc độ khác nhau, rơi trên mây gợn sóng.
Ngoài thái dương hệ của ta, các thiên văn học còn tìm thấy hàng ngàn hành tinh qua trò chơi của bóng tối.
Tìm kiếm những giọt sao nhỏ khi một hành tinh di chuyển trước ngôi sao của mình.
Nhưng có ai ngoài kia khóc hay cổ võ hay rùng mình không?
Có ai thấy bóng đổ của hành tinh cô đơn của chúng ta?
Có phải chỉ có chúng ta trong đêm dài?
Hay bóng đen và vũ trụ chỉ khiêu vũ cho mỗi mình chúng ta mà thôi?
(Tống Mai dịch từ transcript của video “Eclipsing the Sun”)
Đúng là chị Mai. Dịch một bài science mà như thơ.
Em của chị.
Xúc động vì những câu cuối trong video nên xui chị dịch ra tiếng Việt.
Cái narrative tự nó đã vừa khoa học vừa đẩm thơ. Ông Dennis Overbye này có một tâm hồn, chị vẫn hay theo dõi những video về thế giới “Out there” của ông.
Thế giới ngoài kia trong đêm dài quyến rủ khi mình cảm giác có những “đời sống” ngoài đời sống của chúng ta đang vận hành trong im lặng.
Trong khoa hoc cũng có chất thơ, trong mỗi chúng ta đếu có thơ, nhưng những cảm xúc và hồn thơ không tự nhiên có. Mai đã có tất cả khi dịch bài thuyết minh này rất tuyệt.
Thật thú vị khi một Thái Dương Hệ thu lại trong một bài thơ được nhìn từ một hành tinh bé nhỏ, tưởng chừng như cô độc. Chúng ta không hoàn toàn cô độc, trong hành trình vô định và vắng lặng, chúng ta sẽ có những rencontres, một lẽ thường của trời đất.
Không nói đến đời sống “out there” mà chỉ nói đến trái đất của chúng ta thôi là làm sao để duy trì những gặp gỡ, làm sao để không tổn thương nhau, để còn nhìn thấy bóng đổ của nhau….
Mỗi năm mặt trăng sẽ xa chúng ta thêm 3.8cm, một ngày nào đó sẽ không còn hoàn toàn- Đêm giữa ban ngày “Total eclipse” nữa
Co nhung noi chon ma ho`n tho gap nhau trong nhung cam xuc bat chot den tin`h co` trong tam tuong.
Khi than xac hao mon theo thoi gian ,thi nguoc lai tri oc cua chung ta ngay cang tro nen tinh khoi va tuoi sang . Con nguoi tu tu tro ve nguyen thuy de roi cuoi cung hoa minh vao van vat de bat dau cua su tai sinh, :
Nhưng có ai ngoài kia khóc hay cổ võ hay rùng mình không?
Có ai thấy bóng đổ của hành tinh cô đơn của chúng ta?
Có phải chỉ có chúng ta trong đêm dài?
Hay bóng đen và vũ trụ chỉ khiêu vũ cho mỗi mình chúng ta mà thôi? (Dennis Overbye)
Thế giới ngoài kia trong đêm dài quyến rủ (Tong Mai)
Chúng ta không hoàn toàn cô độc, trong hành trình vô định và vắng lặng, chúng ta sẽ có những cuộc hội ngộ , một lẽ thường của trời đất.
Không nói đến đời sống “out there” mà chỉ nói đến trái đất của chúng ta thôi là làm sao để duy trì những gặp gỡ, làm sao để không tổn thương nhau, để còn nhìn thấy bóng đổ của nhau { NH )
NVH
Cám ơn anh Hòa vào blog của Mai và để lại dấu vết nên thơ không kém.
Chỉ là một đề tài về khoa học mà Mai đã nghe và cảm nhận rồi dịch và viết thành một bài viết nên thơ chứ không khô khan như người ta thường nghĩ về những câu chuyện khoa học .
Cám ơn Mai nhiều.
Cám ơn Ti. Mai chỉ dịch những gì được đọc trong clip. Vì thuyết minh rất nên thơ chứ không phải Mai làm cho nó nên thơ được đâu. Ông Dennis Overbye là một nhà vật lý và thiên văn học tuyệt vời, ông phải có hồn thơ mới viết được những điều rất nên thơ về vũ trụ. Cuốn “Lonely Hearts of the Cosmos” của ông nói về bí ẩn, nguồn gốc và mai sau của vũ trụ và về Einstein rất giản dị đọc có thể hiểu được. Cái đề của cuốn sách cũng đủ để quyến rũ mình đọc.
Mai đang ở nhà để chờ nhật thực, chờ khi tất cả đều im bặt, chim ngừng hót.
Hồi xưa ở Huế, Mạ của Mai không cho con xem nhật thực sợ mù mắt, bắt phải lấy một thau nước để ra ngoài trời rồi nhìn vào thau mà xem thôi. Lúc đó còn nhỏ xem chỉ vì tò mò. Bây giờ không biết cảm giác sẽ ra sao khi tất cả đều ngưng lại trong phút giây chắc là mầu nhiệm đó. Một tiếng nữa thôi.
Công nhận Mai dịch thật là mềm như lụa. Cứ tự nhủ nếu cả vũ trụ hiện nay chỉ là do tình cờ thì tại sao lại có một sự tình cờ kỳ diệu vô cùng như vậy.
https://www.nasa.gov/eclipselive/#NASA+TV+Public+Channel
Mai đang xem live stream của total eclipse ở những tiểu bang khác trong NASA website. Ôi, nổi da gà !