Sept 17, 2016 (TM)
Sau gần 5 năm trở lại đây tôi mới gặp lại Ông trong một lần cơ duyên gặp nhau trên Facebook và Ông mời tôi ghé nhà chơi khi nào về Húê. Mặc dù tôi và Ông là bạn khá thân vào thời SV Khoa Học Húê nhưng những lần gặp nhau trước đó khi Ông còn là một Vũ Sư ở Húê với Câu Lạc Bộ Khiêu Vũ Thuận Hóa. Nhưng lần này tháng 3/2016 tôi ghé thăm nhà Ông ở đường Hùng Vương mới thấy được tâm huyết của Ông về ý tưởng Tôn Tạo Võ Miếu Húê qua bộ sưu tập binh khí của các triều đại nhất là triều Nguyễn ~ Tây Sơn. Ông là Võ Sư Nguyễn Văn Anh ( tên thường gọi là Ngọc Anh ) kiêm Vũ Sư Kinh Thành Húê.
Về lịch sử Võ Miếu thì lịch sử triều Nguyễn đã ghi rỏ là khởi công xây bởi vua Minh Mạng vào năm 1835 như để tưởng nhớ các vị Anh Hùng của các triều đại trước và đa số là các danh Tướng triều Nguyễn đã phò tá Gia long lập Quốc cùng thờ là một số danh tướng TQ bởi lẽ thời đó Nho Giáo là đạo giáo đã ngự trị trong văn hóa VN nên điều này là hợp lý.
Tất nhiên vị danh tướng VN không thể thiếu trong mọi thời đại kể cho đến nay là Đức TRẦN HƯNG ĐẠO và Tướng LÊ KHÔI.
Còn các danh tướng phò Gia Long lập Quốc và các Tiến Sỹ Võ qua các kỳ thi sau này thì cũng được thờ hoặc khắc tên vào 5 bia đá hiện nay đang còn ở Võ Miếu Húê.
Trở lại cuộc gặp gở vô cùng thú vị và như có cơ duyên cho cả tôi và Võ Sư Ngọc Anh là qua tâm sự của Ông và giấc mơ có thật 100% của tôi vào tháng 8/ 2015 tức trước khi nhận lời mời ghé nhà Ông chơi khi ra Húê. Chuyện Ông mời tôi ghé nhà chơi cũng là cơ duyên bởi lẽ tôi và Ông là bạn khá thân nhưng tôi chưa một lần biết nhà Ông mặc dù trước đó gặp nhau chỉ vui chơi rồi ai lo việc nấy. Đặc biệt hơn nữa là sau khi ghé tham quan lần 1 Ông mời ghé lần 2 và rất bất ngờ là vợ Ông cô Trinh đãi tiệc ngay tại nhà trưng bày cổ vật binh khí trên bộ đoản kỹ rất trang trọng. Ông tiỵêt đối không uống bia rượu nhưng tụi tôi vẫn được cô Trinh mời bia Huda đầy đủ . Nể lắm cô mới rót cho chồng một ly bia toàn nước đá như để thù tiếp bạn bè lâu ngày ghé tệ xá.
Xin lỗi đã dài dòng về cuộc gặp khá ly kỳ giữa tôi và Ông và sau khi bạn nghe tôi kể sự cơ duyên này thì có lẽ bạn cũng thông cảm cho sự dài dòng cần thiết đó.
Thật bất ngờ khi nơi lưu giữ cổ binh khí là một căn nhà mô phỏng theo nhà rường cổ nhưng có kích thước khiêm nhường được bố trí trên thượng lâu với nhiều loại binh khí từ mũi giáo của binh lính cho đến các bộ trường và đoản kiếm hay kiếm lệnh và cả song chùy bằng đồng đã hoen ố màu thời gian.
Đặc biệt và khá rùng mình khi tôi thấy một loại binh khí ngắn chừng 4 tất và có cán bằng ngà như giao găm nhưng lưỡi bằng đồng hình như con rắn trên lưỡi có khắc chìm bốn chữ hán mà đến nay tôi đọc chưa ra vì chụp ảnh khg được rỏ và chưa tìm được quân sư.( Hình 2 )
Hỏi Ông đây là loại binh khí gì thì Ông chỉ nói là Xà Kiếm. Nhưng tôi lại có suy nghĩ ngay khi đó khg phải là kiếm mà tự phát ra tên gọi XÀ TRỦY THỦ một tên gọi mà chính cả tôi cũng khg kịp suy nghĩ để đặt tên cho nó và hình như một cái gì đó vô hình đã kích thích não của tôi để buột miệng thốt ra từ đó tức thì như một ngôn ngữ của vô thức. Lúc đó Ông cũng gật gù ừ thì là XÀ TRỦY THỦ.
Các bạn biết không đây chính là cái duyên tôi được gặp Ông bởi hình dáng thanh XÀ TRỦY THỦ đó tôi đã nhìn thấy trong một giấc mơ cách đó gần một năm và tôi đã đặt làm một cái bằng INOX để thờ vì trong giấc mơ tôi nghe âm thanh một tiếng đàn ông : “đây là đồ thờ của Ta đó nghe ” trong bối cảnh tôi đang lạc vào một khó binh khí đời xưa để tham quan giống như hôm nay tôi đang tham quan nhà trưng bày binh khí cổ của Võ Sư vậy.
Đó chính là cái tôi khg hiểu tại sao Ông lại mời tôi ghé chơi nhà Ông và trong cổ vật của Ông lại có loại binh khí mà tôi đã thấy trong mơ và cũng trong bối cảnh tham quan kho binh khí cổ. Chỉ có thể nói đó là Duyên Khởi cho ước mơ của Ông.
Và từ đó tôi tìm hiểu thêm về loại binh khí này có tác dụng gì cho chiến đấu thì ra đó là loại PHÙ KIẾM LỆNH dành cho các tướng thời xưa để ra lệnh cho quân sỹ và tất nhiên là do Vua ban. Và đây là loại vũ khí để cận vệ của các Tướng khi cần giống như dao găm vậy nhưng do đặc điểm của nó là xoắn nên sát thủ và xoáy một cái là chết tức thì. Ngoài hai mục đích trên thì XÀ TRỦY THỦ còn là vũ khí để tự sát khi Tướng bị địch bắt chứ Tướng ra trận không bao giờ chịu làm tù binh.
Còn về chuyện duyên Ông được gặp tôi là do trong bộ sưu tập của Ông còn thiếu thanh Long Đao mà các Tướng phò Gia Long sử dụng khi ra trận trên ngựa. Ông chỉ sưu tập được một đoạn gốc thanh Long Đao có mặt rồng đã gãy gần hết phần lưỡi không thể suy tưởng nguyên hình dạng của nó được. Ông tâm sự loại binh khí này nay không còn ở đâu lưu giữ nữa và nếu có thì họ đã bán cho nước ngoài rồi. Tôi thấy một thoáng buồn trong mắt Ông vì chưa tận tay sờ mó loại Vương Binh Khí thời xưa. Vì vị Tướng sử dụng Thanh Long Đao phải có sức mạnh và võ nghệ cao cường mới vừa cởi ngựa vừa múa Long Đao nghênh địch đâu phải Tướng nào cũng dùng được. Và đây chính là duyên cho Ông gặp tôi.
Số là dòng họ tôi hiện đang lưu giữ Thanh Long Đao mà Ông chưa thấy bao giờ. Tất nhiên tôi phải hẹn Ông một ngày khác để đưa Ông tận mắt cầm Thanh Long Đao của một Tướng trung quân đã chiến đấu bao phen phò Gia Long Lập Quốc. Thế là chỉ Ông và tôi đi xem cổ vật.
Ảnh tôi cầm Thanh Long Đao là do Ông chụp và sau đó mail cho tôi. Lúc này tôi thấy mắt Ông sáng ngời và miệng Ông nở một nụ cười mãn nguyện. Tôi cũng tự hào là đã góp phần nhỏ trong hoài bảo của Ông vì bạn mình vui là mình vui. Cuộc gặp để xem Thanh Long Đao một báu vật của dòng họ diễn ra ban đầu hơi khó khăn vì người lưu giữ ban đầu bán tín bán nghi phải ngồi giới thiệu trà đạo rồi mới nhận ra Ông. Sau đó cả ba người đều vui vẻ và mang ra như các bạn nhìn thấy. Tôi có nói Ông cầm Thanh Long Đao để chụp hình thì Ông từ chối và Ông nêu lý do là con nhà Võ phải biết kính trọng binh khí của Tiền Nhân. Một sự tôn trọng lạ và tôi cho đó là cái Hạnh của một Võ Sư. Sau khi xem xong tôi có nói với Ông là ở VN này ngoài một vài con cháu cốt cán của dòng họ tôi biết chổ để Thanh Long Đao này thôi và Ông là người ngoài duy nhất biết nghe. Nếu sau này bị mất là tôi nghi ngờ Ông đó. Ông mĩm cười hiền hòa mà chẳng trả lời và tôi nghĩ đó như một câu trả lời là không bao giờ.
Thế là duyên kỳ ngộ giữa Ông và tôi mãi khắc ghi trong cả tôi và Ông đồng thời minh chứng cho DUYÊN cũng như giữa giấc mơ và hiện thực luôn đồng bộ.
Qua đây tôi cũng xin mạn phép sơ lược qua nguồn gốc của Thanh Long Đao của dòng họ tôi. Tôi là con cháu thuộc hệ 7 Phòng Lạng Giang Quận Công nhà thờ tọa lạc tại Phường Xuân Phú Húê trong khuôn viên nhà thờ họ còn có chùa TỊNH GIÁC do Ông Nội tôi lập được Vua Thiệu Trị tặng chuông gia trì. Ông Tổ của hệ 7 là Ông Hoàng con thứ 18 của Chúa Nguyễn Phúc Chu và đó gọi là đệ nhất thế của dòng họ tôi. Tính từ đó đến đệ tam thế có Ông TÔN THẤT HỘI (1757~1798) đã phò Gia Long phục Quốc với tước vị : Khâm Sai Tiền Quân Bình Tây Đại Tướng Quân sau đó được phong Tiền Quân Đô Thống Phủ Chưởng Phủ Sự và tước Quận Công Lạng Giang. Thanh Long Đao đó là binh khí của Ông TÔN THẤT HỘI sử dụng trong lâm trận. Hiện Ông được thờ tại 3 nơi :
1 / Thế Miếu ở Đại Nội.
2/ Võ Miếu ở Văn Thánh Húê ( Nơi mà Võ Sư Ngọc Anh với hoài bảo tôn tạo với toàn bộ cổ binh khí mà Ông sưu tầm được.)
3/ Nhà thờ Phòng Lạng Giang Quận Công ở chợ Cống Xuân Phú Húê.
Tôi là đệ bát thế của Phòng Lạng Giang như vậy tức là cháu 5 đời của Ngài ( tôi gọi Ngài là Ông Cao )
Qua tâm sự trao đổi về hoài bảo của cuộc đời còn lại của Ông là phục hồi Võ Miếu và nếu Nhà Nước chủ động thì với số lượng cổ binh khí của Ông cũng có thể làm nền tảng cho kho bảo tàng binh khí cổ tại Võ Miếu để hậu thế có cái tự hào về tinh thần chiến đấu của tiền nhân. Tôi cảm thấy hoài bảo của Ông quá Nhân Văn và Văn Hóa cần được sự hổ trợ về tinh thần và vật chất của mọi người Dân Việt nhưng để thực hiện hoài bảo cao quý này thì chủ động là Sở Văn Hóa và Ban Quản Lý Di Tích Cố Đô Húê có chút nào quan tâm tổ chức và động viên Ông hay không mới biến hoài bảo thành hiện thực được. Biết là khó trong thể chế này nhưng những vị lãnh đạo T.T. Húê nếu có thực TÂM với Húê thì sẽ làm quá được. Thôi thì Ông cứ mang hoài bảo đó như một lẽ sống để an vui những tháng ngày còn lại. Cho dù hoài bảo không thành hiện thực nhưng hậu thế sẽ biết và nhớ đến Ông . Nếu hoài bảo của Ông được thực hiện có tổ chức chấp nhận thì Ông cũng sẵn sàng cống hiến toàn bộ cổ vật binh khí mà Ông đã dày công sưu tầm trong hơn 3 năm qua cho Võ Miếu và cũng không vì lý do gì mà dòng họ tôi không cống hiến Thanh Long Đao của Bình Tây Đại Tướng Quân vào thờ cùng với bài vị Ngài ở Võ Miếu.
Tôn Thất Tài
Sài Gòn, tháng Chín 2016
Trung Thu Bính Thân
Cám ơn Tống Mai đã bố trí hình ảnh minh họa của bài viết một cách quá hợp lý và khá chuyên nghiệp. Tài rất kém về khoảng này trên điên thoại.
Ngọc Anh trong bài viết là học cùng khoa Hóa Ứng Dụng ( 70~74 ) với Mình Nguyệt đó.
Chúc sức khỏe và thường An Lạc trong cuộc sống.
T.T.Tài
Đúng rồi Tài ơi , Ngọc Anh là bạn học cùng lớp với Ng ở 4 năm tại Đại Học Khoa Học Huế mình. Lúc nào cũng NV.Anh là Trưởng lớp và mình là Phó lớp lo phụ giúp công việc những khi Trưởng lớp quá bận bịu.
Mỗi lần về VN và về Huế Ng đều ghé qua thăm vợ chồng Anh-Trinh , được hai bạn tiếp đãi rất thân tình nồng hậu.
Ng biết là Ngọc Anh có sưu tầm đồ cổ , chơi Bonsai và nuôi các loài chim hiếm ( theo lời Trinh nói) nhưng thật ra chưa bao giờ Ng được Ngọc Anh & Trinh mời lên tầng lầu trên cùng trưng bày các cổ vật và sân thượng chưng các cây Bonsai , đúng là phải có nhân duyên mới được nhìn ngắm các bảo vật hiếm quý này.
Tấm lòng của Ngọc Anh về việc thiết lập Võ Miếu Huế để gìn giữ các binh khí cổ của tiền nhân thật quá quý hóa nhưng rồi Ng có suy nghĩ liệu rồi về sau này khi Ngọc Anh đã cống hiến toàn bộ sưu tập của mình cho Võ Miếu Huế , có bảo đảm rằng nó sẽ được trân trọng giữ gìn cho các thế hệ mai sau hay rồi sẽ bị ai đó có lòng tham mà đem đi tráo đổi. Thời buổi bây chừ cái gì cũng có thể hoài nghi.
Cám ơn bài viết súc tích và chân tình của Tài đã cho mình biết thêm được một khía cạnh tốt nữa của người bạn học năm xưa.
Mong sẽ có những bài viết khác của Tài trong Blog TTNH.
MN.