Amour – Chim liền cánh, cây liền cành

Sept 17, 2017  (TM)

Ám ảnh bởi câu chuyện “Amour” của Guy de Maupassant từ thời trung học nên tháng Hai 2014 khi về Vietnam được một người bạn tặng cho cuốn “Chuyện Trò” của Cao Huy Thuần thì lấy làm ngạc nhiên khi thấy trong sách có câu chuyện Amour dịch ra tiếng Việt với tựa là “Tình Yêu.”  Đêm đó, khó ngủ vì Saigon trái giờ với DC,  tôi chong đèn đọc sách, mở “Chuyện Trò” ra thì đụng ngay chương “Tình Yêu,”  tôi xúc động, đây là câu chuyện đã theo đuổi mình mấy chục năm không rời.  Chim liền cánh, cây liền cành và loài chim thiên di… tình yêu biểu hiện qua hai con chim, mỗi con chỉ có một cánh và một mắt, muốn bay, hai con phải chắp cánh, một mắt thành đôi mắt, một cánh thành đôi cánh. Hay quá !

Câu chuyện nói đến tình yêu nơi thiên nhiên và vạn vật,  đến cái đen tối của tim người khi họ thẳng tay nổ súng trên hai con vật đang tung cánh trên trời.  Chim thiên di có một đặc điểm là tìm đất lành để được xoải cánh trong an bình,  nếu nơi nào không thích hợp thì vỗ cánh bay đi. Vốn tương cảm với loại chim này vì chúng đã từng sống sau vườn nhà mình mỗi mùa đông để trốn tuyết, tôi gởi lại câu chuyện để chào những con chim thiên di sau vườn bắt đầu cuộc hành trình mùa Thu của chúng.

Hôm nay tôi lại vấp phải câu truyện này trên blog của mình, đọc lại vẫn xúc động.

Tống Mai

 

 

TÌNH YÊU
Cao Huy Thuần

Ai đã học thơ văn trên ghế nhà trường đều biết điển tích “chim liền cánh cây liền cành”. Tôi chỉ nhắc lại ở đây vài hàng.

Trời đất, thuở nào đó không rõ, sinh ra một giống chim kỳ lạ: Mỗi con chỉ có một cánh và một mắt. Muốn bay, hai con phải chắp cánh với nhau, một mắt thành cặp, một cánh thành hai. Ấy là định nghĩa của tình yêu. Tương tự như trong huyền thoại Hy Lạp cổ: Một nửa của đàn ông là đàn bà, hai nửa tìm nhau. Tình yêu là vậy. Như chim liền cánh.

Cây liền cành là chuyện của một thiếu phụ hái dâu. Là thứ dân nhưng nàng xinh đẹp, ông vua mê. Ông là vua, cho nên ông tự cho ông mọi quyền, kể cả quyền cướp vợ của người khác. Người chồng uất ức, tự tử. Người vợ bị triệu về kinh. Người vợ nói: Muôn tâu bệ hạ, được thôi nhưng xin bệ hạ thong thả chút xíu, để thiếp thay áo. Áo quần tươm tất, nàng ngửa mặt lên trời vái hai lạy rồi nhảy xuống từ lầu cao. Trong thi thể, nàng đã viết sẵn một lá thư xin được chôn chung một mộ với chồng. Ông vua ganh với cả người chết, hạ lệnh chôn riêng hai mộ khác nhau. Vài ngày sau, giữa hai mộ mọc lên một cây, cây ấy lớn dần, cành lá quấn quýt.

Bạch Cư Dị đem tích ấy vào thơ, cho hiện hồn trong lời thề thốt giữa Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi:

Trên trời nguyện hóa chim liền cánh
Dưới đất làm cây nhánh dính liền.

Người khuê phụ trong Chinh Phụ Ngâm cũng gửi tình yêu của mình như vậy đến chồng đang chinh chiến phương xa:

Thiếp xin về kiếp sau này
Như chim liền cánh, như cây liền cành.

Chuyện xưa, nhiều người biết. Nhưng cũng lạ: Con người phải mượn chim, mượn cây để định nghĩa tình yêu. Vậy tại sao lại chặt cây, phá rừng, giết chim, bắt thú? Trong cái hứng của tích xưa, tôi xin kể một câu chuyện nhỏ đầu năm, mong những người yêu nhau cũng biết yêu tình yêu nơi vạn vật, yêu sự sống quanh mình.

Năm ấy, vào cuối thu, một người bạn mời tôi về cái cốc của anh để săn vịt trời. Cốc dựng lên giữa đầm lầy, trước mặt mênh mông lau sậy, hai bên rậm rạp cây cao, nơi mỗi năm một lần, vào cuối thu, các giống chim thiên di bay về trú chân một đêm, trước khi tiếp tục viễn du ngàn dặm nữa. Tôi yêu sông nước nhưng đặc biệt đầm lầy quyến rũ tôi hơn cả vì dáng bí mật của nó, nhất là vào chiều hôm, khi sương mù phủ nhòa cảnh vật, gió rì rào như nói chuyện với ai trên bông lau, trời thấp xuống gần mặt nước, các ngôi sao run rẩy như ướt lạnh.

Anh bạn đợi tôi trong cốc. Bước vào, mắt tôi chạm ngay các chiến lợi phẩm treo trên vách để trang hoàng và chắc cũng để phô trương tài xạ thủ của chủ nhân: nào bồ nông, nào mỏ nhác, gà rừng, diều hâu, cú mèo, cò, vạc, vịt trời… la liệt đủ loại. Dường như chừng ấy cũng chưa đủ để nói lên hào khí của tay thiện xạ, bạn tôi mặc một chiếc áo cánh rằn ri da báo và đội một cái mũ may bằng da hải cẩu. Chúng tôi ngủ một giấc ngắn, thức dậy lúc ba giờ, ra khỏi cốc để đi đến điểm hẹn. Trời cuối thu nhưng lạnh rút gân, đất cứng như đã chết, không khí đặc quánh làm khô rốc lá cây, côn trùng câm miệng, không rên rỉ được một lời. Mặt trăng cuối đêm nhợt nhạt treo trên không, tỏa một màn ánh sáng mờ mờ như hấp hối, buồn tênh. Chúng tôi lầm lũi đi bên nhau, vai chùng xuống dưới sức lạnh, miệng cóng, tai như sắp gãy, hai con chó săn chạy phía trước, hơi thở phì ra đầy khói. Đến nơi, quen chỗ, chúng lao thẳng vào một túp lều tranh mọc giữa lau, cạnh bờ nước. Nước đã đông cứng ngắt như đá, lau sậy khô queo, túp lều lộ ra giữa hoang vu như một bộ xương thời tiền sử.

Lạnh quá, tôi chịu không nổi, chui ngay vào chăn vẫn còn run. Ngửa mặt lên trời, vầng trăng lạnh vẫn còn đó như không đủ sức để di chuyển. Bỗng nhiên tôi ho, ho một trận dài như thử hai lá phổi báo động sắp đầu hàng, không thở được nữa. Bạn tôi sợ quá, chạy ra ngoài, bao nhiêu lá khô anh quơ hết mang vào nhúm lửa. Anh lẩm bẩm: “Thôi thế là hết săn!”. Bởi vì đây là chuyện tối kỵ trong nghề săn, lửa sáng lên sẽ làm chim thức giấc sớm quá, khi trời chưa sáng, súng chưa thấy đích.

Mà thực vậy, lửa vừa bốc lên, một tiếng kêu thảng thốt, lạc lõng, thét lên ngay trên đầu chúng tôi, tưởng chừng như một tiếng gọi hồn vẳng lại từ thuở hoang sơ trái đất. Tôi vùng ra khỏi chăn, tuôn ra cửa, bỗng khựng lại trước một cảnh tượng kỳ vĩ chưa bao giờ thấy: Mây hồng rạng đông hiện ra ở chân trời, đầm lầy như vừa dậy lại sức sống. Bạn tôi hét lên: “Tắt lửa!” Trên những vết mây hồng bắt đầu đậm nét, in hình bóng đen của những cặp cánh vịt trời bay qua lượn lại từng vòng. Một tia chớp lóe lên, “đoàng, đoàng”, bạn tôi vừa nổ phát đầu. Hai con chó lao đi như tên bắn. Vịt bay tán loạn. Tôi nổ súng. Bạn tôi bắn lia lịa. Chó lao bên tả. Chó lao bên hữu. Chó chạy đi. Chó chạy về, miệng ngậm con vịt lông thấm máu, mắt mở trừng trừng nhìn tôi như muốn hỏi nguyên do.

Ngày sáng dần, mây hồng bắt đầu nhường chỗ cho nền trời xanh. Một tia nắng chọc thủng chân mây, rọi sáng một vùng thung lũng đằng xa. Chúng tôi chuẩn bị ra về với đầy ắp chiến lợi phẩm, bỗng hai con chim, cổ vươn dài, cánh giăng thẳng, xẹt qua trên đầu tôi. Tôi nã súng. Một con rơi xuống ngay chân. Nó nằm ngửa, hai chân co quắp, bộ lông ngực trắng xóa đẫm đầy máu. Trên không, ngay trên đầu tôi, một tiếng chim gọi xuống, bi thảm, ngắn, xé ruột. Một tiếng, rồi hai tiếng, ba tiếng, tiếng gọi bây giờ nghe như than khóc, não nuột. Vừa kêu, con chim vừa quay cuồng trong màu xanh của bầu trời, nhìn bạn nó trong tay tôi. Bạn tôi quỳ gối, tì súng vào vai, mắt sáng quắc như nảy lửa, nhắm qua nhắm lại, chờ con chim bay đến gần.

Anh nói: “Cậu vừa hạ con mái, con trống không rời nó đâu”. Đúng vậy, con trống cứ vờn quanh chúng tôi, kêu thảm thiết với trời đất. Hình như nó biết bạn tôi đang nhắm nó, nó tránh mũi súng, có khi bay thật xa, mất hút trong bầu trời, như để mũi súng kia hạ xuống nhưng lát sau lại quay về, vù đến. Bạn tôi ra lệnh: “Cậu đặt con mái xuống đất đi, nó sẽ đến tìm”. Con chim đến tìm thật, hạ thấp xuống như muốn đậu bên bạn, bất chấp họng súng hờm sẵn. Súng nổ. Con chim rơi thẳng một đường xuống đám lau. Con chó lao đến…

Người trong chuyện không phải là tôi mà là văn hào Pháp Guy de Maupassant (truyện ngắn Amour, in trong tập truyện Le Horla, năm 1887), tôi chỉ tóm tắt chuyện để nhắc tích xưa, để thấy rằng: Người xưa và người nay hiểu tình yêu không khác. Cùng sống, cùng chết với nhau, dâu cùng hái, cánh cùng bay, tình yêu là vậy, vạn vật cũng như người. Rồi để thấm thêm một điều này nữa: Tình yêu không có cái chết. Dù thân xác có chết, tình yêu vẫn sống. Tình yêu chính là sự sống. Ai bảo hai con chim đã chết? Chúng nó đang yêu nhau trong lương tâm của người nổ sung.

 

AMOUR
(Dans Le Horla, 1895, pp. 71-84)
Guy de Maupassant

… Je viens de lire dans un fait divers de journal un drame de passion. Il l’a tuée, puis il s’est tué, donc il l’aimait. Qu’importent Il et Elle ? Leur amour seul m’importe ; et il ne m’intéresse point parce qu’il m’attendrit ou parce qu’il m’étonne, ou parce qu’il m’émeut ou parce qu’il me fait songer, mais parce qu’il me rappelle un souvenir de ma jeunesse, un étrange souvenir de chasse où m’est apparu l’Amour comme apparaissaient aux premiers chrétiens des croix au milieu du ciel.
Je suis né avec tous les instincts et les sens de l’homme primitif tempérés par des raisonnements et des émotions de civilisé. J’aime la chasse avec passion ; et la bête saignante, le sang sur les plumes, le sang sur mes mains, me crispent le cœurà le faire défaillir.

Cette année-là, vers la fin de l’automne, les froids arrivèrent brusquement, et je fus appelé par un de mes cousins, Karl de Rauville, pour venir avec lui tuer des canards dans les marais, au lever du jour.

Mon cousin, gaillard de quarante ans, roux, très fort et très barbu, gentilhomme de campagne, demi-brute aimable, d’un caractère gai, doué de cet esprit gaulois qui rend agréable la médiocrité, habitait une sorte de ferme-château dans une vallée large où coulait une rivière. Des bois couvraient les collines de droite et de gauche, vieux bois seigneuriaux où restaient des arbres magnifiques et où l’on trouvait les plus rares gibiers à plume de toute cette partie de la France. On y tuait des aigles quelquefois ; et les oiseaux de passage, ceux qui presque jamais ne viennent en nos pays trop peuplés, s’arrêtaient presque infailliblement dans ces branchages séculaires comme s’ils eussent connu ou reconnu un petit coin de forêt des anciens temps demeuré là pour leur servir d’abri en leur courte étape nocturne.

Dans la vallée, c’étaient de grands herbages arrosés par des rigoles et séparés par des haies ; puis, plus loin, la rivière, canalisée jusque-là, s’épandait en un vaste marais. Ce marais, la plus admirable région de chasse que j’aie jamais vue, était tout le souci de mon cousin qui l’entretenait comme un parc. À travers l’immense peuple de roseaux qui le couvrait, le faisait vivant, bruissant, houleux, on avait tracé d’étroites avenues ou les barques plates, conduites et dirigées avec des perches, passaient, muettes, sur l’eau morte, frôlaient les joncs, faisaient fuir les poissons rapides à travers les herbes et plonger les poules sauvages dont la tête noire et pointue disparaissait brusquement.

J’aime l’eau d’une passion désordonnée : la mer, bien que trop grande, trop remuante, impossible à posséder, les rivières si jolies mais qui passent, qui fuient, qui s’en vont, et les marais surtout où palpite toute l’existence inconnue des bêtes aquatiques. Le marais, c’est un monde entier sur la terre, monde différent, qui a sa vie propre, ses habitants sédentaires, et ses voyageurs de passage, ses voix, ses bruits et son mystère surtout. Rien n’est plus troublant, plus inquiétant, plus effrayant, parfois, qu’un marécage. Pourquoi cette peur qui plane sur ces plaines basses couvertes d’eau ? Sont-ce les vagues rumeurs des roseaux, les étranges feux follets, le silence profond qui les enveloppe dans les nuits calmes, ou bien les brumes bizarres, qui traînent sur les joncs comme des robes de mortes, ou bien encore l’imperceptible clapotement, si léger, si doux, et plus terrifiant parfois que le canon des hommes ou que le tonnerre du ciel, qui fait ressembler les marais à des pays de rêve, à des pays redoutables, cachant un secret inconnaissable et dangereux.

Non. Autre chose s’en dégage, un autre mystère, plus profond, plus grave, flotte dans les brouillards épais, le mystère même de la création peut-être ! Car n’est-ce pas dans l’eau stagnante et fangeuse, dans la lourde humidité des terres mouillées sous la chaleur du soleil, que remua, que vibra, que s’ouvrit au jour le premier germe de vie ?

J’arrivai le soir chez mon cousin. Il gelait à fendre les pierres.
Pendant le dîner, dans la grande salle dont les buffets, les murs, le plafond étaient couverts d’oiseaux empaillés, aux ailes étendues, ou perchés sur des branches accrochées par des clous, éperviers, hérons, hiboux, engoulevents, buses, tiercelets, vautours, faucons, mon cousin, pareil lui-même à un étrange animal des pays froids, vêtu d’une jaquette en peau de phoque, me racontait les dispositions qu’il avait prises pour cette nuit même.

Nous devions partir à trois heures et demie du matin, afin d’arriver vers quatre heures et demie au point choisi pour notre affût. On avait construit à cet endroit une hutte avec des morceaux de glace pour nous abriter un peu contre le vent terrible qui précède le jour, ce vent chargé de froid qui déchire la chair comme des scies, la coupe comme des lames, la pique comme des aiguillons empoisonnés, la tord comme des tenailles, et la brûle comme du feu.

Mon cousin se frottait les mains : « Je n’ai jamais vu une gelée pareille, disait-il, nous avions douze degrés sous zéro à six heures du soir. »

J’allai me jeter sur mon lit aussitôt après le repas, et je m’endormis à la lueur d’une grande flamme flambant dans ma cheminée.
À trois heures sonnantes on me réveilla. J’endossai, à mon tour, une peau de mouton et je trouvai mon cousin Karl couvert d’une fourrure d’ours. Après avoir avalé chacun deux tasses de café brûlant suivies de deux verres de fine champagne, nous partîmes accompagnés d’un garde et de nos chiens : Plongeon et Pierrot.

Dès les premiers pas dehors, je me sentis glacé jusqu’aux os. C’était une de ces nuits où la terre semble morte de froid. L’air gelé devient résistant, palpable tant il fait mal ; aucun souffle ne l’agite ; il est figé, immobile, il mord, traverse, dessèche, tue les arbres, les plantes, les insectes, les petits oiseaux eux-mêmes qui tombent des branches sur le sol dur, et deviennent durs aussi, comme lui, sous l’étreinte du froid.

La lune, à son dernier quartier, toute penchée sur le côté, toute pâle, paraissait défaillante au milieu de l’espace, et si faible qu’elle ne pouvait plus s’en aller, qu’elle restait là-haut, saisie aussi, paralysée par la rigueur du ciel. Elle répandait une lumière sèche et triste sur le monde, cette lueur mourante et blafarde qu’elle nous jette chaque mois, à la fin de sa résurrection.

Nous allions, côte à côte, Karl et moi, le dos courbé, les mains dans nos poches et le fusil sous le bras. Nos chaussures enveloppées de laine afin de pouvoir marcher sans glisser sur la rivière gelée ne faisaient aucun bruit ; et je regardais la fumée blanche que faisait l’haleine de nos chiens.

Nous fûmes bientôt au bord du marais, et nous nous engageâmes dans une des allées de roseaux secs qui s’avançait à travers cette forêt basse.

Nos coudes, frôlant les longues feuilles en rubans, laissaient derrière nous un léger bruit ; et je me sentis saisi, comme je ne l’avais jamais été, par l’émotion puissante et singulière que font naître en moi les marécages. Il était mort, celui-là, mort de froid, puisque nous marchions dessus, au milieu de son peuple de joncs desséchés.

Tout à coup, au détour d’une des allées, j’aperçus la hutte de glace qu’on avait construite pour nous mettre à l’abri. J’y entrai, et comme nous avions encore près d’une heure à attendre le réveil des oiseaux errants, je me roulai dans ma couverture pour essayer de me réchauffer.

Alors, couché sur le dos, je me mis à regarder la lune déformée, qui avait quatre cornes à travers les parois vaguement transparentes de cette maison polaire.

Mais le froid du marais gelé, le froid de ces murailles, le froid tombé du firmament me pénétra bientôt d’une façon si terrible, que je me mis à tousser.

Mon cousin Karl fut pris d’inquiétude : « Tant pis si nous ne tuons pas grand-chose aujourd’hui, dit-il, je ne veux pas que tu t’enrhumes ; nous allons faire du feu. » Et il donna l’ordre au garde de couper des roseaux.
On en fit un tas au milieu de notre hutte défoncée au sommet pour laisser échapper la fumée ; et lorsque la flamme rouge monta le long des cloisons claires de cristal, elles se mirent à fondre, doucement, à peine, comme si ces pierres de glace avaient sué. Karl, resté dehors, me cria : « Viens donc voir ! » Je sortis et je restai éperdu d’étonnement. Notre cabane, en forme de cône, avait l’air d’un monstrueux diamant au cœur de feu poussé soudain sur l’eau gelée du marais. Et dedans, on voyait deux formes fantastiques, celles de nos chiens qui se chauffaient.

Mais un cri bizarre, un cri perdu, un cri errant, passa sur nos têtes. La lueur de notre foyer réveillait les oiseaux sauvages.
Rien ne m’émeut comme cette première clameur de vie qu’on ne voit point et qui court dans l’air sombre, si vite, si loin, avant qu’apparaisse à l’horizon la première clarté des jours d’hiver. Il me semble à cette heure glaciale de l’aube, que ce cri fuyant emporté par les plumes d’une bête est un soupir de l’âme du monde !

Karl disait : « Éteignez le feu. Voici l’aurore. »

Le ciel en effet commençait à pâlir, et les bandes de canards traînaient de longues taches rapides, vite effacées, sur le firmament.
Une lueur éclata dans la nuit, Karl venait de tirer et les deux chiens s’élancèrent.
Alors, de minute en minute, tantôt lui et tantôt moi nous ajustions vivement dès qu’apparaissait au-dessus des roseaux l’ombre d’une tribu volante. Et Pierrot et Plongeon, essoufflés et joyeux, nous rapportaient des bêtes sanglantes dont œil quelquefois nous regardait encore.

Le jour s’était levé, un jour clair et bleu ; le soleil apparaissait au fond de la vallée et nous songions à repartir, quand deux oiseaux, le col droit et les ailes tendues, glissèrent brusquement sur nos têtes. Je tirai. Un d’eux tomba presque à mes pieds. C’était une sarcelle au ventre d’argent. Alors, dans l’espace au-dessus de moi, une voix, une voix d’oiseau cria. Ce fut une plainte courte, répétée, déchirante ; et la bête, la petite bête épargnée se mit à tourner dans le bleu du ciel au-dessus de nous en regardant sa compagne morte que je tenais entre mes mains.

Karl, à genoux, le fusil à l’épaule, ÷il ardent, la guettait, attendant qu’elle fût assez proche.
« Tu as tué la femelle, dit-il, le mâle ne s’en ira pas. »
Certes, il ne s’en allait point ; il tournoyait toujours, et pleurait autour de nous. Jamais gémissement de souffrance ne me déchira le c÷ur comme l’appel désolé comme le reproche lamentable de ce pauvre animal perdu dans l’espace.

Parfois, il s’enfuyait sous la menace du fusil qui suivait son vol ; il semblait prêt à continuer sa route, tout seul à travers le ciel. Mais ne s’y pouvant décider il revenait bientôt pour chercher sa femelle.
« Laisse-la par terre, me dit Karl, il approchera tout à l’heure. »
Il approchait, en effet, insouciant du danger, affolé par son amour de bête pour l’autre bête que j’avais tuée.
Karl tira ; ce fut comme si on avait coupé la corde qui tenait suspendu l’oiseau. Je vis une chose noire qui tombait ; j’entendis dans les roseaux le bruit d’une chute. Et Pierrot me le rapport.

Je les mis, froids déjà, dans le même carnier… et je repartis, ce jour-là, pour Paris.

4 thoughts on “Amour – Chim liền cánh, cây liền cành

  1. “Tình yêu không có cái chết. Dù thân xác có chết, tình yêu vẫn sống. Tình yêu chính là sự sống. Ai bảo hai con chim đã chết? Chúng nó đang yêu nhau trong lương tâm của người nổ súng. ”

  2. Đọc xong câu chuyện Mai gửi, thật cảm động và thấy nao lòng….
    Vạn vật cũng như con người thôi, cũng có tình yêu, lòng chung thủy.
    Trong đoạn văn này, đúng là hai con chim không hề chết và chúng đang yêu nhau thật mãnh liệt trong lương tâm của những người đã chia lìa chúng……

    KC

Leave a Reply