Nov 22, 2020 (TM)
Tôi thức đêm nhặt những chiếc lá rụng
Từng chiếc một
Đó là những mảnh nhỏ yêu dấu
Đó là mùa thu
Đó là những giấc mơ.
Tống Mai
Virginia – Nov 22, 2020
J’ai cueilli ce brin de bruyère. L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre. Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends (Apollinaire)
BRUXELLES
BOURGES
ĐÔI BẠN
Cây khô thôi mà qua ống kính của Mai vẫn đầy thi vị.
Cám ơn Hà
Những gì lặng lẽ, tàn tạ Mai thường để ý.
Cây đẹp nhất sau khi trút lá.
Hoa đẹp nhất khi khô héo.
Thương ai nhất khi họ cười không nói : )
Đến bao giờ mới hết, Mai ơi!
Hay phải nhặt cả đời không Em?
Chỉ nhặt những lá gầy ốm thôi chị đẹp Dã Thảo.
“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta không còn nhau nữa trên đời
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em”
Chị Mai nhắc L’adieu của Apollinaire làm em nhớ bài thơ hồi xưa thời trung học đó.
Hình ảnh thơ mộng quá chị Mai.
Hình thứ ba, ai đứng ngay giữa đường thu hun hút?
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
(Bùi Giáng dịch)
Bùi Giáng dịch rất hay, ông dịch nhiều kiểu nhưng vẫn chưa cho mình lột được hết cái hồn của bài thơ tuyệt vời đó. Ông nói: Dịch như thế là diễn giải một mùi hương ẩn tàng trong nếp gấp. Nhưng đâu có cần gì. Nếu như cần, thì tớ cứ buông bừa bút mực viết bừa thơ:
Mùa thu chết liễu nhớ chăng em?
Đã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Đất lạnh quy hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Hình đó: “Chiều rơi trên đường vắng, có ta rơi giữa chiều”,
hay là:
“Còn gì buồn hơn khi xuôi giòng, con sông còn phải ngoái cổ thắc mắc về môt khúc quành”
Đứng giữa đường trên hai đường chỉ
Ngoảnh nhìn lui mùa Thu ở chân trời
Rồi quay lại đi về phía trước
Chẳng sá gì mưa lạnh của chớm Đông
Gởi Mai:
Léo Ferré đọc L’adieu:
youtube.com/watch?v=BJH14rV2ajc
Merci Léo Ferré.
Merci bạn tôi.
Hình thứ 2 thật thoáng đãng, thanh bình.
Hình thứ 4 mặc dù mây trời có nét xanh nhưng vẫn gợi cho em cảm giác buồn bã.
Em thích nhất 2 tấm này. Cảm ơn chị Mai.
Cám ơn Hạnh
Hình thứ tư, phía trước vài bước là Vietnam Veteran Memorial – Đài tưởng niệm những chiến sĩ Mỹ tử trận và mất tích ở chiến trường Vietnam, nên khung cảnh chung quanh nghiêm buồn. Còn gọi là Black Wall. Trên tường đá đen khắc tên của hơn 50 ngàn người
Chị cũng thích nhất hình đó, chụp lúc 6 giờ sáng nên trời dìu dịu.
Chị Mai ơi! Hình của chị chụp đẹp một cách tinh tế thanh nhã quá! Em rất thích. Cảm ơn chị Mai nhiều vì đã thức đêm nhặt từng chiếc lá rụng để cho ngày được thêm tươi.
Cám ơn QChi, chị thà làm người quét lá trên núi Túy Vân.
Có điều gì rất yên ổn bình thản trong hình ảnh một người quét lá !
Phân vân lạc lối?
O Mai, anh nói như thế cho hình thứ ba có đúng ý O không?
Dạ không phải “Phân vân lạc lối” mà là:
Chiều rơi trên đường vắng, có ta rơi giữa chiều
: )
Đường Chiều Lá Rụng / Thái Thanh:
youtube.com/watch?v=UIudmbgLmJ4
Chiều rơi trên đường vắng có ta rơi giữa chiều.
Hồn ta theo vạt nắng, theo làn gió đìu hiu.
Lá vàng bay ! Lá vàng bay !
Như dĩ vãng gầy, tóc buông dài, bước ra khỏi tình phai
Lá vàng rơi ! Lá vàng rơi !
Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối
Hoàng hôn mở lối, rừng khô thở khói
Trời như biển chói
Từng chiếc thuyền hồn lướt trôi
Neo đứt một lần cuối thôi
Cho cánh buồm lộng gió vơi, gió đầy
Chiều ôm vòng tay, một bó thuyền say
Thuyền lơ lửng mãi
Từng tiếng xào xạc lá bay
Là tiếng cội già khóc cây
Hay tiếng lòng mình khóc ai,
giờ đây ?
Chiều chưa thôi trìu mến, lá chưa buông chết chìm
Hồn ta như vụt biến, bay vờn trong đời tiên
Lá vàng êm ! Lá vàng êm !
Như mũi kim mềm sẽ khâu liền kín khung cửa tình duyên
Lá vàng khô ! Lá vàng khô !
Như nét môi già đã nhăn chờ lên nẻo đường băng giá
Chiều không chiều nữa, và đêm lần lữa
Chẳng thương chẳng nhớ
Ðể những lệ buồn cánh khô
Rơi rớt từ một cõi mơ
Nghe đất gọi về tiếng ru
hững hờ
Còn rơi rụng nữa, cành khô và lá
Thành ngôi mộ úa
Chờ đến một trận gió mưa
Cho rũa tình già xác xơ
Cho biến thành nhựa sống nuôi
tình thơ…
Chiều tan trên đường tối, có ta như rã rời
Hồn ta như gò mối đang chờ phút đầu thai
“Tôi” phúc hậu, thân thiện. Em nhìn ” Tôi” thì em muốn lại gần, bắt tay, và ngồi xuống trò chuyện.
“Tôi” đó sẽ mời Hạnh đi dạo phố Saigon, mua khoai “từ” dọc đường, uống nước dừa; ra Hà Nội vào hẻm nhỏ ngồi bên đường ăn thịt nướng trên lò than, ra Hồ Gươm ăn cốc chấm muối ớt; ra Huế xuống Cồn Hến ăn chè bắp, vào Cơm Âm Phủ ăn cơm Âm Phủ.
Ôi, biết bao giờ chị mới về lại được VN để làm những điều trên. Ngày về xa quá người ơi.
Thật yêu bức thứ ba từ dưới lên.
NGÀY THU
Thưa Chúa tể, giờ đã điểm, mùa hạ vô cùng lớn.
Hãy trải bóng Người lên những chiếc đồng hồ mặt trời,
Và trên cánh đồng trơ rạ hãy thả những cơn gió được tự do.
Lệnh truyền cho quả cuối mùa chín tới;
Ban phát cho chúng thêm đôi ngày nắng ấm phương Nam,
Dồn thịt da chúng trở nên căng mộng hoàn toàn
Rồi ép lấy vị ngọt cuối cùng vào rượu nồng sóng sánh.
Ai giờ không nhà cửa, sẽ không cần xây cất.
Ai cô đơn, sẽ còn mãi cô đơn,
Sẽ thức giấc, đọc, viết những bức thư dài
Và trên những con đường làng bồn chồn rảo bước
Khi những chiếc lá vàng rơi xuống tự trên cao.
Cám ơn em tôi.
Gió, rượu nồng mùa thu
nhưng…
“Ai cô đơn, sẽ còn mãi cô đơn,
Sẽ thức giấc, đọc, viết những bức thư dài
Và trên những con đường làng bồn chồn rảo bước
Khi những chiếc lá vàng rơi xuống tự trên cao.”
cô ơi, con nhìn cây nào trong hình cô cũng thích hết, muốn leo lên chơi hi hi, có điều hơi sợ khi leo xuống. nhất là mấy cây sà xuống gần mặt nước đó cô, con mà nhỏ nhẹ linh hoạt như con sóc thì một tay đu ngọn cây một tay nghịch nước. à, sóc có biết bơi không cô nhỉ? lỡ đâu té lộn cổ xuống sông… (con là không biết bơi rồi đó).
tấm thứ 5 đó cô, mấy dợn sóng làm con nhớ tới một giấc mơ con đã từng mơ, con mơ nước đông lại như là sâm sâm (=sương sâm?) nhưng nó cứng hơn để con có thể đi trên đó.
tấm đầu tiên của cô Nguyệt, “vòm chiều” rất đẹp ạ!
cô bận bộ đồ cưng quá cô ơi, muốn khoác tay cô cùng đi ăn kem. ^.^
Sóc cũng biết bơi và bơi như chó vậy, đuôi được dùng như bánh lái. Nhưng nó bơi yếu lắm, nếu phải bơi lâu sẽ hụt hơi mà chìm, nhất là loại sóc có thể phi thân từ cành cây này sang cành cây khác như Tôn Ngộ Không thì bơi càng yếu. Khi cần lắm nó mới phải bơi, nhất là khi xắc lắc chạy trên cây bị rớt xuống sông hồ.
“Sương sâm” đúng rồi Sóc, ở đây cô gọi món đó là “đông sương” làm bằng rong biển. Con Sóc nhẹ có thể đi trên bánh đó được.
Cám ơn Sóc, cái túi to khủng trước ngực áo của cô có thể để một con Sóc trong đó cho nó đi ăn kem.
Những năm trước vào mùa thu, Mai thường chụp hình lá vàng, lá đỏ quanh hồ ở Washington DC, hay là những cảnh rừng đẹp rực rỡ của Shenandoah, nay với đại dịch, biết bao điều đau thương, buồn bã xảy đến trên thế giới và nước Mỹ của Mai càng buồn bã thêm nữa khi con ngươi dùng mọi thủ đoạn để tranh chấp nhau trên chính trường, nên chưa muà Đông mà Mai đã chọn những cảnh buồn của những công viên im vắng, những cây trụi lá trơ cành mà chụp. Còn hình ảnh mùa Thu ở rừng Bruxelles tuy có sắc đỏ vàng khắp nơi nhưng cũng không thiếu chi những cây đã trơ cành. Những tâm hồn nghệ sĩ thường giống nhau phải không?
Cám ơn Mai đã chọn vào đây những tấm hình Nguyệt chup ở Bourges. Ng thích chụp phong cảnh cũng nhờ học theo Mai từ mấy năm nay và luôn được Mai khích lệ mỗi khi Ng gửi Mai xem những hình Ng chụp. Những ảnh của Mai thật dễ thương.
Cô Nguyệt cám ơn Sóc đã thích và đặt tên cho tấm hình “Vòm chiều“. Đây cũng là nơi khi nào cô Mai qua thăm cô cũng dẫn đến.
“Đời đã cho tôi một ngày
Nhìn thấy gian manh loài người
Từ đó tôi hằng biếng vui chơi … ”
p.s. Cám ơn Nguyệt đã gởi cho Mai cảnh thu bên kia. Con đường có hai hàng cây giao nhau đó chỉ có duy nhất ở Bourges, đẹp tắc thở. Mai rất nhớ nó. Không biết bao giờ mới trở lại được… “Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.”
Nhìn lá cuối thu của Mai… anh nhớ đến O Henry.
“Pull it up; I want to see,” she ordered, in a whisper.
Wearily Sue obeyed.
But, lo! after the beating rain and fierce gusts of wind that had endured through the livelong night, there yet stood out against the brick wall one ivy leaf. It was the last one on the vine. Still dark green near its stem, with its serrated edges tinted with the yellow of dissolution and decay, it hung bravely from the branch some twenty feet above the ground.
“It is the last one,” said Johnsy. “I thought it would surely fall during the night. I heard the wind. It will fall to-day, and I shall die at the same time.”
“Dear, dear!” said Sue, leaning her worn face down to the pillow, “think of me, if you won’t think of yourself. What would I do?”
But Johnsy did not answer. The lonesomest thing in all the world is a soul when it is making ready to go on its mysterious, far journey. The fancy seemed to possess her more strongly as one by one the ties that bound her to friendship and to earth were loosed.
The day wore away, and even through the twilight they could see the lone ivy leaf clinging to its stem against the wall. And then, with the coming of the night the north wind was again loosed, while the rain still beat against the windows and pattered down from the low Dutch eaves.
When it was light enough Johnsy, the merciless, commanded that the shade be raised.
The ivy leaf was still there.
Johnsy lay for a long time looking at it. And then she called to Sue, who was stirring her chicken broth over the gas stove.
“I’ve been a bad girl, Sudie,” said Johnsy. “Something has made that last leaf stay there to show me how wicked I was. It is a sin to want to die. You may bring a me a little broth now, and some milk with a little port in it, and – no; bring me a hand-mirror first, and then pack some pillows about me, and I will sit up and watch you cook.”
And hour later she said:
“Sudie, some day I hope to paint the Bay of Naples.”
The doctor came in the afternoon, and Sue had an excuse to go into the hallway as he left.
“Even chances,” said the doctor, taking Sue’s thin, shaking hand in his. “With good nursing you’ll win.” And now I must see another case I have downstairs. Behrman, his name is – some kind of an artist, I believe. Pneumonia, too. He is an old, weak man, and the attack is acute. There is no hope for him; but he goes to the hospital to-day to be made more comfortable.”
The next day the doctor said to Sue: “She’s out of danger. You won. Nutrition and care now – that’s all.”
And that afternoon Sue came to the bed where Johnsy lay, contentedly knitting a very blue and very useless woollen shoulder scarf, and put one arm around her, pillows and all.
“I have something to tell you, white mouse,” she said. “Mr. Behrman died of pneumonia to-day in the hospital. He was ill only two days. The janitor found him the morning of the first day in his room downstairs helpless with pain. His shoes and clothing were wet through and icy cold. They couldn’t imagine where he had been on such a dreadful night. And then they found a lantern, still lighted, and a ladder that had been dragged from its place, and some scattered brushes, and a palette with green and yellow colours mixed on it, and – look out the window, dear, at the last ivy leaf on the wall. Didn’t you wonder why it never fluttered or moved when the wind blew? Ah, darling, it’s Behrman’s masterpiece – he painted it there the night that the last leaf fell.”
(The Last Leaf)
Tống Hạnh – Post from Facebook – Viết về chiếc áo đầm chị Mai mặc trong hình cuối
October 9, 2020 ·
Cám ơn áo thương ta mà đến
“Thế giới vui từ nỗi lẻ loi”
The other day my sister Mai sent me her two photos and asked which one I liked. I said the one on the right. Today I received a package at my front door. I regret for not saying I liked both!
Hôm kia chị Mai tôi gởi hình của chị và hỏi “hai cái Tí thích cái nào”; và tôi đã chọn cái áo bên phải. Hôm nay tôi nhận được gói quà để trước cửa nhà. Tiếc quá khi kia nói “em thích cả hai”!
: ) : ) : )