Những sợi dây níu bước chân – Shoes tied to memories – Perspectives: Chiharu Shiota exhibition at Sackler Gallery in Washington DC – Tống Mai

Dec 22, 2014 (TM)

Perspectives: Chihura Shiota – Over the Continents:
An on-going exhibition at the pavillion of Sackler Gallery in Washington DC from September 2014 to June 2015 features the theme of “memory and human interconnection.”  The artwork is a striking installation of 375 shoes, each carries a handwritten note of personal memories, then tied to a string of crimson red yarn leading to a central loop in the back corner of the room, shooting off multitude of color.  Shiota explores themes of linkage between past and present, life and death, and the memories people hold on to the objects their loved ones left behind.  In this installation, the shoes represent departure and the red yarns holding back the shoes symbolize emotional connection.

The second photo was taken from the  Nigerian Modernism collection of the African Museum in DC.

Những sợi dây níu bước chân:
Hình Mai chụp ngày hôm kia thứ Bảy trong viện bảo tàng Á Châu ở DC.
Sackler Gallery là một trong những gallery hay lai vãng nổi tiếng có những triển lãm giá trị về tranh, điêu khắc Á Châu và Trung Đông.  Hôm kia ghé lại thì may mắn gặp loạt triễn lãm Perspectives đặc biệt của một artist nổi tiếng người Nhật, cô Chiharu Shiota hiện đang sống và làm việc ở Berlin. Tác phẩm ra mắt từ tháng Tám mà mãi đến bây giờ mới vào xem. Cấu trúc thật độc đáo càng nhìn càng thấm thía nét sâu sắc của người Nhật, của những tâm hồn vượt hẳn sự tầm thường.

Đây là một cấu trúc gồm 375 chiếc giày sắp từ góc pavillion của gallery lan ra gần nửa căn phòng rộng, mỗi chiếc mang một mảnh giấy ghi lại đời mình, có chiếc của người mẹ, người cha, có chiếc của người em, người anh, có chiếc của người yêu đã thiên cổ. Có những câu viết buồn, có những câu dễ thương, có câu kể một giây phút vui…. Mỗi chiếc lại được cột vào một sợi len màu đỏ thắm của máu, rồi tất cả hợp lại ở một tâm điểm làm thành hình cánh quạt biểu tượng cho ước muốn hướng về nguồn cội của con người.

Những sợi giây níu những bước chân quay về chốn cũ rồi kết nối người và người lại với nhau. Bị ám ảnh bởi những gì con người để lại sau khi lìa đời nên người nghệ sĩ này đã đăng báo xin giày cũ và nhận được hơn 2000 chiếc cho project của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên giày được dùng trong những đề tài triển lãm ở DC. Holocaust Museum cũng đã có một collection mang đầy ý nghĩa khủng khiếp của những chiếc giày được xếp chồng chất lên nhau tìm được trong trại tập trung của Đức Quốc xã khi họ chiếm đóng Ba Lan.

Bức hình thứ hai trong Nigerian Modernism collection ở African Museum của DC.

Tống Mai
Virginia, Dec 22, 2014

Perspectives - Chiharu Shiota - Sackler Gallery, Wasihngton DC - Photo: Tống Mai
Perspectives – Chiharu Shiota – Over the Continents – Sackler Gallery, Wasihngton DC – Photo: Tống Mai
African Museum - Washington DC, 2014 - Photo: Tống Mai
African Museum – Washington DC, 2014 – Photo: Tống Mai

 

 

 

2 thoughts on “Những sợi dây níu bước chân – Shoes tied to memories – Perspectives: Chiharu Shiota exhibition at Sackler Gallery in Washington DC – Tống Mai

  1. Installation art gây ấn tượng. Cám ơn TMai

    Ở Đức có một nữ artist (Họa sĩ/Tạc tượng …) gốc Việtnam, có tiếng tăm. Cô thành công nhất và nổi tiếng với tác phẩm public art ‘open-mindedness’ gồm năm trăm mặt nạ bằng gốm. Từ 1999 đã đưa installation này đi khắp các thành phố lớn Âu châu. http://www.daodroste.de/aktau/aktau.htm
    LCHoằng

  2. Người nghệ sĩ đã suy nghĩ để tạo nên một tác phẩm có tác động mãnh liệt vào tâm hồn người xem , những sợi len đỏ kéo lui những chiếc giày về một mối.
    Có phải tác giả muốn diễn tả những bước chân xa xứ hay những bước chân muôn nơi trong mọi khoảng đường đời vẫn mong muốn một nơi chốn để quay về , như cội nguồn xa xôi vạn dặm vẫn còn đó mãi hoài , nhìn tác phẩm mà có một niềm thương cảm mênh mang.( Mai giới thiệu nữ tác giả là một người Nhật đã sống và làm việc lâu năm tại Đức )
    Tuy không được xem tận mắt tác phẩm nhưng dưới ống kính của Mai , dưới góc độ Mai nhìn tác phẩm , Mai đã truyền đạt được nét đẹp và sự sâu sắc ẩn chứa trong tác phẩm. Cám ơn Mai thật nhiều.
    Thân,
    MN.

Leave a Reply