Đứa bé với củ carrot ở Kathmandu, Nepal và World Bank/IMF International Photographic Society – Tống Mai

Oct 28, 2020 (TM)

Tôi muốn hình của đứa bé và củ carrot được đoạt giải hôm nay. Tôi muốn nó được nằm trong cuốn Yearly Catalog năm tới của những bức ảnh thắng giải hàng tháng của World Bank/IMF IPS (International Photographic Society). Một bức hình của nó đang gặm carrot đã được vào IPS Catalog năm này, nhưng tôi muốn một bức khác của nó cũng được vào cho năm sau. Khi nộp hình để thi, tôi biết nó sẽ được giải, và y như mong muốn của tôi, tối nay trong buổi thi nhiếp ảnh hàng tháng của IPS, hình của nó đã lọt vào mắt giám khảo. Con có biết giám khảo nói gì về khuôn mặt của con không? Con có một cái nhìn cương quyết làm chủ tình hình. You are a determination.

Thêm một bức khác được giải tối nay: A Stone of Hope. Bức hình tôi chụp trong trận bão tuyết 2019 ở Washington DC. Người giám khảo, Sharon Farmer, là nhiếp ảnh gia của White House thời Clinton. Bà là photojournalist, bộ sưu tập hình của bà nằm trong Clinton Library, Library of Congress, National Archives, South African Museum in Pretoria…. Bà có một sense of humour rất sâu sắc và thu hút, làm tôi nhớ đến một Nina Simone.

Tống Mai
Oct 28, 2021

 

Little boy and his carrot at Thamel Market, Kathmandu, Nepal

Snow storm in Washington DC, 2019

 

 

 

29 thoughts on “Đứa bé với củ carrot ở Kathmandu, Nepal và World Bank/IMF International Photographic Society – Tống Mai

  1. Em chúc mừng Chị. Xem hình và đọc bài viết cua Chị em lại nhớ đến các em nhỏ miền Trung đang chịu đói rét vi bão lũ.

    1. Cám ơn Trọng. Trẻ con là đề tài nhiếp ảnh đam mê của chị. Mỗi lần đến những nơi nghèo chị chỉ muốn ghi lại hình ảnh của chúng. Những đứa trẻ thiếu may mắn cần được chú ý hơn, không may chúng thường bị bỏ quên để trở thành những voiceless faces.

      Huế lầm than, lủ lụt mỗi năm nhưng tội quá họ vẫn bó tay chịu đựng. Chị mong cấp trên tìm cách để ngăn ảnh hưởng của nó và không phó mặc cho trời “đày” cơn lụt mỗi năm.

  2. Chia xẻ niềm vui cùng Mai, nhưng không quá ngạc nhiên, bởi vì Mai có “plein de talent et de détermination”

  3. Em bé trai thật đẹp,
    Chỉ phải cái tội nghèo,
    Với đôi mắt thật to,
    Chắc tương lai không nhỏ.

    Chắc chắn Em không đói,
    Cầm cà-rốt trong tay,
    Em trông hàng cho mẹ,
    Việc của Em mỗi ngày.

    DTQT. 🌹😁

      1. Cảm ơn Em có lời khen,
        Vậy là Thơ đó hở Em “Tiếng Lòng”!
        Tiến Long, “Chị sửa Tiếng Lòng”
        Đừng phiền Em nhé, thật lòng yêu Em.🌹❤️😁

  4. ánh mắt em, neo trong tâm trí
    bàn tay em, nắm chặt thời không.

    suy đoán của riêng con thôi ạ, về tình cảm cô dành cho ẻm.

    bức ảnh bão tuyết: bão bất ngờ hay có dự đoán trước vậy cô?

  5. Những hạnh phúc thành công của Mai làm Diệu vui hơn hạnh phúc thành công của chính Diệu.

  6. Đôi mắt bé trai, trong toàn thể khung hình, gây xúc động với người xem, và trước đó với người chụp.
    Vài chi tiết trong hình gợi tò mò.
    a. Túi nylon cạnh bàn tay phải của bé (cầm củ cà rốt) đựng nhiều vật tròn, phải chăng là các quả bóng môn ice hockey?
    b.Vật bé cầm trong tay trái là gì?
    c.Vết đỏ trên trán của bé là gì?
    Giải đáp của a.,b.,c. sẽ cho biết thêm về bé trai.
    Đoán:
    a.bóng ice hockey,
    b.gậy ice hockey,
    c.vết bầm do va chạm mạnh, có thể do bóng hockey.
    Suy: bé làm việc nhặt bóng trong sân băng hockey.
    Mong lời giải của người chụp. Cám ơn Tống Mai.

    1. Mai trả lời anh/chị Gia Định:
      a. Túi nylon cạnh bàn tay phải của bé: Hành củ.
      b. Vật bé cầm trong tay trái: Cây gậy (của mẹ đứa bé thì phải).
      c. Vết đỏ trên trán của bé: Đó là vệt son đỏ bằng bột màu (Tika) như một blessing của người Nepal, một tập tục biểu tượng sự may mắn, dũng cảm, điềm lành, tinh khiết… được dùng trong những nghi lễ tôn giáo.
      Ngày hôm sau là lễ Holi Festival (Festival of Colors) ở Nepal và India nên người ta dùng bột màu để ném vào nhau chúc phước lành cho nhau.

      Mai ước đứa bé được chơi ice hockey thay vì theo mẹ ra chợ bán hàng buổi sáng : )

      Đôi mắt và củ cà rốt dơ bẩn làm chú ý ngay, Mai tiếc là chỉ chụp được vài tấm vì cậu bé thấy một ống kính đen ngòm trước mặt mình thì sợ quá bỏ chạy vào hẻm. Những cảnh trẻ con nghèo trong những phiên chợ sớm ở Kathmandu nhan nhản.

      1. Cám ơn TM giải đáp. Vết đỏ trên trán, nhờ lời giải, giúp tôi hiểu thêm tập tục tôn giáo người Nepal. Người Ấn Hindu, về tập tục tôn giáo, cũng có vết đỏ trên trán nhưng, tròn, nhỏ gọn gàng hơn vết trên trán của bé.
        Bé được ước chơi ice hockey, có thể lắm khi đủ lớn cho môn thể thao đó. Tôi ước bé, tuổi đó, được đến trường đi học. Ước muốn đó mạnh mẽ hơn với các bé ở VN.

Leave a Reply