Dec 27, 2019 (TM)
I didn’t know the cost
of entering a song—was to lose
your way back. So I entered. So I lost.
Tôi cũng không ngờ mình phải trả một giá rất đắt khi bước vào một bản nhạc và đánh mất đường về, lối ra chỉ là tia sáng nhỏ của một vết thương bị trúng đạn. Tôi rất hiểu câu thơ đó của Ocean Vuong, nhưng nơi đây tôi không nói đến một nhà thơ. Tôi chỉ muốn nói đến một bản nhạc đã làm tôi lạc lối như thế nào. Đó là bản O Let Me Weep của Henry Purcell được dùng trong vũ điệu “Café Müller” của Pina Bausch làm cảnh mở đầu của phim “Talk to Her” (Hable con ella).
“Café Müller” và bản O Let Me Weep báo trước giai điệu của phim, và đó là một sự mở đầu tuyệt diệu. Vốn bị quyến rũ bởi kịch tính trên sân khấu và trong phim ảnh, nên khi “Talk to Her” mở ra với “Café Müller” và khúc bi ca của Purcell thì tôi hoàn toàn bị hớp hồn. Nhắc đến “Talk to Her” là nghĩ đến “Café Müller” và nghĩ đến “Café Müller” là nghĩ đến O Let Me Weep. Phim ra mắt ở rạp cách đây đã gần 20 năm, thời vàng son khi phim ảnh còn đẹp cả cinematography lẫn diễn xuất. “Café Müller” là một vũ nhạc được dàn dựng bởi Pina Bausch, một choreographer nổi tiếng của Đức. Lồng vào đó là bản O Let Me Weep, movement 40 của nhạc kịch opera “The Fairy Queen” của Henry Purcell.
“Talk to Her” mở ra với một người đàn bà đơn độc trong áo màu trắng, chân trần bước vào một café bừa bộn những chiếc ghế ngổn ngang không có lối đi làm cô va vào chúng, mắt nhắm nghiền như thể mộng du. Để tránh va vào ghế, người đàn bà bám vào tường. Rồi sau đó, một người đàn bà áo trắng khác bước vào mắt cũng nhắm nghiền và đi về hướng những chiếc ghế dường như với sự thách thức không ngần ngại. Một người đàn ông chạy quanh cô để đẩy những chiếc ghế đi tránh cho cô khỏi va vào, khuôn mặt buồn bã nhưng có lúc bực bội mất kiên nhẫn khi thấy cô cứ dò dẫm hướng vào chướng ngại vật trước mặt mình. Ta có thể hiểu ngay hai người đàn bà này chỉ là một bản thể, hoặc cũng có thể họ tiêu biểu cho hai sự lựa chọn đời sống và tình yêu khác nhau, một người bám vào lề cuộc sống để được yên ổn, người kia thì dấn thân vào đời dù có bị vấp ngã. Có một cảnh ám ảnh mãi là người đàn ông có khi ôm người đàn bà vào vòng tay che chở nhưng rồi lại thả xuống có lẽ vì mệt mỏi chán chường hay vì bất cẩn hay tàn nhẫn. Người đàn bà thì ngay sau khi bị buông xuống lại đứng dậy bám lấy áo anh. Một lần nữa anh lai ôm cô, nhấc lên rồi buông xuống. Cô lại gượng đứng dậy và tiếp tục bám lấy người đàn ông. Cả một sự thảm hại bi hài không thể tả khi tất cả điều này được lặp đi lặp lại bất tận cho đến kiệt sức ngừng lại khi bản aria buồn bã O Let Me Weep của Purcell chấm dứt. Tôi hiểu ngay sự mất mát hỗn loạn đang phủ nỗi u sầu mất hướng qua động tác những cánh tay dang rộng, vươn ra trong tư thế cầu xin vô cùng buồn bã.
“Café Müller” đã được Almodóvar xử dụng để dựng nên câu chuyện kể về hai người đàn bà, một ballet dancer và một matador bị tai nạn rơi vào hôn mê. Cả hai được chăm sóc bởi hai người đàn ông hàng ngày vẫn “talk to her” mặc dù không biết họ có nghe được không.
Hồi đó tôi phải trở lại rạp lần thứ hai để xem lại đoạn “Cafe Muller” và để nghe lại bản O Let Me Weep. Khung cảnh hai người đàn bà mất hướng đi trong mộng du cùng với bản nhạc u buồn cho đến bây giờ gần 20 năm sau tôi vẫn còn thấy rõ khi nhắm mắt ru ngủ mình. Một vết thương bị băng bó mãi không bao giờ lành. Tôi biết phim hay nhạc không phải là một “cup of tea” cho bất cứ ai, một phim rất tiêu biểu của Almodóvar đã từng bị cau mày cùng với “Bad Education”, “All About My Mother”, Volver”….
Tống Mai
(Cảm ơn bạn tôi đã làm clip nhạc O Let Me Weep rất đổi quạnh hiu này)
O, Let Me Weep
Movement 40 of Henry Purcell’s Opera “The Fairy Queen” (1689)
Countertenor: Philippe Jaroussky
Video: Nguyên Huệ PhPo
Photography: PhPo & Tống Mai
www.youtube.com/watch?v=RTfcN-FUFOk
O let me weep, forever weep
My eyes no more shall welcome sleep
I’ll hide me from the sight of day
And sigh my soul away
Chưa biết phim này, và bản nhạc này, nên cảm ơn Mai đã giới thiệu. Hà sẽ tìm xem và nghe.
Hồi trước Mai có tật hay giới thiệu “Talk to Her” cho những người bạn của mình, và khi được nghe họ thích cuốn phim thì mừng như gặp được tri kỷ. Dùng cách đó mà tìm tri kỷ thì bậy quá phải không. Nhưng phim không phải là một “cup of tea” cho bất cứ ai.
Bản nhạc thì Mai thương quá nên dù buồn vẫn nghe day in day out.
Link youtube Mai gởi trên kia là một clip của “O Let Me Weep”
Hà nghĩ một ngày nào đó Hà phải gặp Mai, một người con gái của Huế rất đa cảm nhiều sầu thương. Tiếc là mình ở xa quá nên ít có cơ hội gặp nhau. Giá ở gần nghe Mai nói chuyện với những hiểu biết và kinh nghiệm về văn học, nghệ thuật chắc là thú vị lắm.
New Jersey cách DC chỉ hơn 3 tiếng đồng hồ lái xe. Hà xuống DC ở lại chơi với Mai vài ngày nếu không ngại.
Thật ra phải ít nhất là 4 tiếng lái xe. Rain check nha. Khi thuận tiện chúng mình sẽ gặp nhau, ở một nơi nào đó, Việt Nam chẳng hạn. Tết này Mai có về thăm thân nhân không?
Mai vế sau Tết. Mai không còn thân nhân ở VN nữa, và lúc nào cũng về sau Tết để từ đó đi các nước Southeast Asia. Mình sẽ gặp nhau ở VN nhé nếu có duyên. Mai sẽ liên lạc với Hà ở đó.
BTW. Mai giới thiệu phim Richard Jewel và Knives Out đang chiếu ngoài rạp rất đáng đi xem. Phim Litle Women cũng thì rất entertaining.
Hà đi với cô con gái út xem phim Star Wars và Knives Out. Thích Knives Out và thú vị khi thấy Mai cũng thích phim này. Đang định tìm quyển truyện để đọc. Cốt truyện tưởng chừng đã cũ theo cái kiểu Murder She Wrote nhưng cách khai mở nút thắt của plot thật là thu hút. Từ đầu phim đến cuối phim và Daniel Craig khá mới mẻ trong vai ông thám tử.
Cảnh cuối của Knives Out thật vui khi cô gái immigrant đứng trên sân thượng nhìn đám con người Mỹ của ông chủ bị đuổi ra khỏi nhà của họ.
Richard Jewel thì Mai hoàn toàn respect tài của Clint Eastwood khi ông đưa ra mặt trái abusive của FBI và corruption của media Mỹ. Cho đến tuổi 80s ông vẫn là một talented artist không ai sánh bằng.
Vậy là đáng xem lắm.
Phim “Song of Names” mới ra rạp ngày hôm kia cũng hay ghê lắm Hà. Cùng đạo diễn của phim “The Red Violin”.
Đề tài về người Jews dưới thời Nazi đến bây giờ vẫn còn được khai thác trong điện ảnh và vẫn còn làm xúc động. Phim nói về một violin prodigy cống hiến đời của mình để đàn cho những linh hồn nằm xuống dưới tay Nazi.
Sáng giờ vào blog của Mai hai ba lần kiếm bài mới, đọc comment. Chết thật. Lại thêm một cái ghiền. Hà với cô con út check phim Richard Jewell nhưng không có rạp nào gần nhà chiếu phim này. Định xem Little Women. Hà có biết cốt truyện phim này, nhỏ út cũng thích. Để xem cô nàng có thích Song of Names không. Với Hà loại phim này đau lòng quá nên ngần ngại. Hà cũng đã xem Talk To Her. Nội dung khá độc đáo. Hà thỉnh thoảng xem phim có gặp mấy bản nhạc opera nghe rất hay rất cảm động nhưng không nhớ tên để có dịp nghe lại. Những bản nhạc này đúng là không là “cup of tea” của tất cả mọi người nhưng khi đạo diễn đưa vào trong phim thì cái tác dung của nó rất hiệu quả. Hôm qua Hà xem lại Memoirs of a Geisha, có một đoạn nhạc cổ của Nhật có lẽ từ kịch Kabuki hay Noh, làm Hà liên tưởng đến nhạc những đoạn nhạc trong các vở opera, nghe không hiểu nên không cảm được cái hay của nó cho thấu đáo. Tuy vậy nó vẫn đánh thức cái nỗi buồn không tên của người nghe.
Mai thì trái lại tìm phim đau lòng mà xem. Mỗi lần xem xong ra khỏi rạp ràn rụa và buồn suốt đêm. Mai nghĩ phim “Song of Names” rất đáng xem. Xem xong thấy những nỗi buồn riêng của mình trở nên bearable so với khổ đau quá lớn ngoài kia.
Memoirs of a Geisha music rất hay nhưng bản Mai thích nhất là The Chairman’s Waltz và Becoming a Geisha. Mai không ngờ là John Williams composed cái soundtrack này.
BTW, Hà có xem Crouching Tiger and Hidden Dragon của 20 năm trước không? Phim martial art của Ang Lee đạo diễn và Zhang Ziyi trong Memoirs of a Geisha đóng. Sau đó thì cô ấy có mặt trong House of Flying Daggers, The Grandmaster, Hero. Nhưng những phim đầu tiên cô đóng mà Mai thích nhất là The Road Home và Crouching Tiger.
Hà xem nhiều phim có Zhang Ziyi. Tất cả những phim Mai mention đều đã xem, trừ The Grandmaster. Trong phim Memoirs of a Geisha thì có cả ba nàng, Củng Lợi, Michelle Yeoh, và Chương Tử Di. (Tên phiên âm ra tiếng Việt dễ nhớ hơn.) Hà thích vẻ đẹp hiền của Yeoh, hình như cũng có mặt trong phim Daggers. Chương Tử Di khi đóng vai hiền thì vẻ mặt hiền, đóng vai ác lại có nét ác. Rất tuyệt.
Uichao !
Cám ơn Hòa !
Mai ơi,
D. xin phép Mai được chia sẻ những tản mạn mà Mai viết và gửi cho D. vì D. tự hào là mình đã có được lời hay ý đẹp của một tâm hồn.
D. gửi đến một người bạn mà mình nghĩ có sự đồng cảm như chúng mình. D. FWD bài thơ và mail của Yến Tuyết để Mai đọc nghe.
Diệu
******
Hoàng Diệu thân thương,
Nhận được emails của Diệu và những bài viết của Tống Mai vừa êm đềm nhưng rất linh động và sâu sắc, phảng phất triết lý tuyệt vời của Đạo Phật, Én cảm tưởng như được thưởng thức ngụm nước mát ngọt ngào của một dòng suối tinh khiết và trong sạch của thiên nhiên.
Vì sao Én lại ví von như vậy? Trong một xã hội của toàn thế giới từ Đông đến Tây, từ Âu châu, Á châu hay Mỹ châu, với tình hình chính trị hỗn loạn và môi trường nhiễm độc như hiện bây giờ, khi biết được vẫn còn có những tâm hồn tuyệt đẹp như hai người bạn Trịnh Hoàng Diệu và Tống Mai làm mình nhìn cuộc đời khả quan hơn, thích thú hơn.
Mình cảm thấy quá may mắn được quen biết những tâm hồn nghệ sĩ vừa lãng mạn mà vừa thông minh và tài giỏi như thế.
Bài viết của Tống Mai vừa đem lại sự bình an cho chính mình nhưng cùng lúc nó cũng khơi động nguồn sáng tác bùng cháy trong tâm can của Én. Thế là cầm bút lên sáng tác một bài thơ:
BIỂN – EM & NGƯ ÔNG
Bọt trắng xóa bạc đầu con sóng nước,
Lượn thấp xòe đôi cánh lớn hải âu
Ngàn hạt cát vỗ về chân từng bước
Sóng vui đùa lạnh gót lún biển sâu.
Trời xanh ngắt mây lang thang vương vấn
Vách đá sầu lấm tấm cỏ cheo leo
Thuyền vài chiếc sóng lăn tăn lấn bấn
Càng về chiều mạnh gió thổi đứt neo.
Ngư ông cuốn sợi dây thừng lưới kéo,
Cá đôi con nhảy lấp lánh vẫy đuôi
Dù ốm yếu cụ già tay khéo léo
Chèo thuyền về đến bến đỗ êm xuôi.
Hạt Cát
28/12/2019
Mai rất hân hạnh Diệu ạ.
Mai nghe tiếng Yến Tuyết năm ngoái nhưng bây giờ mới được đọc thơ của Yến Tuyết, một coincidence Mai vừa mới xem lại phim hoạt họa “The Old Man and the Sea” thì nhận được bài thơ rất hay này. Cám ơn Diệu đã forward mail và thơ của Yến Tuyết cho Mai.
Mai mừng trên đời vẫn còn những tâm hồn mang cái cổ kính của thành quách Huế như những người bạn của mình.
Hay quá nhưng quá buồn , mình không ngạc nhiên khi chị nói không thể quên được, dù đã hơn 20 năm qua .
Nguyen Hue PhPo ( có phải là chị không? ), videotape và dàn cảnh bài hát rất professional : hòa hợp được bản nhạc chậm, buồn với hình ảnh thật hợp với bản nhạc và giọng hát nhẹ nhàng, cao vút một cách tuyệt vời ! Perfect combination !
Blog khungcuahep hay quá !
Cám ơn chị QMai đã khen video của bạn Mai làm. Nguyên Huệ PhPo là bạn của Mai, một người bạn mang cùng pháp danh Nguyên Huệ với Mai. Pháp danh là tên quy y bên đạo Phật tương đương với tên thánh của bên Công Giáo của chị vậy chị QMai ạ.
Philippe Jaroussky là một countertenor giọng cao vút tương đương với giọng soprano của đàn bà. Những countertenor này cũng rất hiếm.
Đây là người bạn tri kỷ của Mai.
Điều đặc biệt là hai người bạn này có cùng chung pháp danh Nguyên Huệ.
Ôi thật là có nhiều sự trùng hợp. Mấy hôm nay em đang bị cuốn vào nhiều cảm xúc khác nhau sau khi xem xong bộ phim do Đức sản xuất: Werk ohne Autor (Never look away). Phim dựa trên những sự kiện trong cuộc đời của danh hoạ Đức Gerhard Richter từ giai đoạn Thế chiến thứ 2 đến giai đoạn đầu thành công khi ông trốn qua Tây Đức thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đây là một trong những bộ phim Đức hay nhất mà em từng xem. Trong phim có phân đoạn khi ”Richter” vẽ sĩ quan Đức quốc xã thì ca khúc The Cold Song (Hàn Ca) trong vở Dramatick Opera King Arthur của Herry Purcell qua tiếng hát của ca sĩ, nghệ sĩ thiên tài người Đức Claus Nomi vang lên. Nói thật với chị đến tận bây giờ em vẫn còn bị ám ảnh bởi giọng ca đó.
http://www.youtube.com/watch?v=DLG9pW5-EAc
Claus Nomi thì chị nghĩ là larger than life. “Cold Song” mà ông hát nghe lạnh người, chị chưa thấy ai trình diễn bản này hay hơn, nhất là khi ông đang kề cái chết. Chị thích một bản ông hát rất hay nữa là “Dido’s Lament” cũng của Purcell.
Cám ơn Pháp Hoan đã nhắc lại phim Never Look Away. Chị sẽ tìm xem vì khi phim chiếu ở ngoài rạp đầu năm 2019 thì chị travel không đi xem được. Chị rất hiểu vì sao phim lại làm Pháp Hoan xúc động đến thế.
Vậy là chị vừa may mắn gặp được một con sâu ciné và nhạc opera.
Dear Mai, but how many things do we have in common? I also love Pina Bausch, Purcell (my favorite song is “When I’m laid in Earth ..” from Dido and Aeneas).
The video is gorgeous, your photos are pure emotion.
In fact, you’re the only one I know who also likes Pina Bausch, dearest Susanna !
In the movie “Talk to Her” there are two beautiful performances by Pina Bausch’s choreography.
I love the movie “Pina”. It’s where I learn to love and understand her work and theatrical dance.
I have the movie “Pina” too.<3
Sei una cara sorella.