Nov 14, 2014 (TM)
Hawaii tháng Tư 2014
Quần đảo Hawaii (Hạ Uy Di) là tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ; có những điểm đặc biệt.
Là tiểu bang:
– có tỷ lệ dân cư gốc Á cao nhất,
– nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới, xung quanh là biển Thái Bình Dương,
– là điểm cực nam của Hoa Kỳ.
POLYNESIAN CULTURAL CENTER
Thổ dân đón khách từ ngoài cổng.
Có một số người gốc Á khác và người da trắng làm việc ở đây
Thuyền ‘độc mộc’ chở du khách.
Thổ dân Hawaii đặc biệt rất ‘to con’, vạm vỡ nếu không nuốn nói là mập béo; tóc đen; vóc dáng tầm thước, trung bình cao hơn người VN một tí, kể cả nam lẫn nữ. Nước da của họ như rám nắng, hơi ngăm ngăm đen nên trông rất khoẻ mạnh và hình như họ cho ‘như vậy là đẹp’
THỔ DÂN THÍCH CA HÁT.
Có nhiều chương trình ca hát ở khắp nơi; giữa chương trình, một thổ dân mời một vị khách tình nguyện mô đó lên để ‘thi đánh trống’ cùng với họ’. Trong ảnh là một thanh niên du khách người Nhật lên góp vui và đúng là eng thổ dân ni ‘pha trò’ rất vui.
Đặc biệt du khách Nhật rất nhiều, dù gần đó là khu vực du lịch lịch sử được lưu giữ lại: Trận chiến Trân Châu Cảng (Pearl Habor). Người dân ‘có vẻ’ đã bỏ qua quá khứ vì thấy họ (người Mỹ) rất vui vẻ với nhau (người Nhật), và không thấy ai nhắc lại chuyện cũ hết cả.
Ở một khu vực khác thổ dân làm lại một Lễ hội xưa của họ từ ngoài sân rồi kéo nhau lên sân khấu để khán giả dễ quan sát.
– Bên ngoài, gần đó, là phần biểu diễn của các tay trèo dừa, hái dừa cự phách. Họ chạy từ xa lấy đà rồi nhảy lên dùng hai tay, hai chân trèo lên hái dừa chỉ trong chớp mắt. ‘Nghề’ ni cũng giống như các nước nghèo ở Đông Nam Á và Nam Á có khí hậu nhiệt đới. Tuy vậy, ở đây thổ dân chỉ biểu diễn cho du khách coai chơi như các diễn viên xiếc thôi chứ chẳng còn ai làm nghề ni. Cây dừa cũng duy trì như để trang trí rứa.
– Buổi chiều du khách được dự tiệc buffet đông hàng ngàn người nhưng cách tổ chức, sắp xếp rất hay và không hề thấy có cảnh chen lấn nhau…
– Khách vừa ăn vừa ‘được’ các nữ thổ dân xinh đẹp thỉnh thoảng đến bên cạnh ân cần hỏi han.
– Dưới ăn, trên ca múa.
ALOHA : Người dân trên đảo mỗi khi gặp nhau thì họ chào theo tiếng của thổ dân là: ALOHA. Nên cư dân Mỹ từ Tân Lục Địa ra và kể cả du khách đến chơi cũng ‘bị lây’ khi trả lời người chào mình bằng chữ Aloha luôn. Rất vui!
– Heo quay là món không thể thiếu trong các Lễ hội.
– Trên đảo có một loài gặm nhắm móng rất sắc hay trèo cây dừa vào ban đêm nên để bảo vệ cây khỏi bị những dấu vết nham nhở do móng của con vật này gây ra, người ta phải cho bọc khúc giữa mỗi cây bằng một miếng kim loại không bị rét làm cho đoạn này trơn tuột làm chúng rất khó vượt qua. ‘Con’ chi cũng phải chào thua con người.
Dũng & Bích Vân
PHONG CẢNH
– Quần đảo Hawaii có nắng ấm quanh năm, điều kiện lý tưởng cho những du khách thích tắm biển, phơi nắng. Honolulu và các đảo nhỏ khác đều có những bãi tắm thuận tiện, phong cảnh đẹp.
– Có nhiều loại chim sống hoang dã nhưng rất thân thiện với con người.
PEARL HARBOR: Ngay tại Quân cảng năm xưa, nơi các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ bị phe Quân phiệt Nhật Bản bất ngờ tấn công bằng các phi đội cảm tử, chính quyền cho xây dựng thành một khu lưu niệm lịch sử.
– Ngay bên dưới toà nhà hình chữ V màu trắng, phía xa xa trong hình, chính là nơi chiếc Chiến Hạm Arizona chìm vì bị đánh trúng liên tiếp mấy quả bom.
– Trong ảnh có hình một chiếc chiến đấu cơ của lưc lượng Hải quân thời Đệ nhị thế chiến còn lưu giữ lại.
– Có thể thấy một đoạn xích to bằng sắt đó chính là một phần của sợi xích neo của chiếc Arizona được vớt lên để trưng bày.
NÚI TRẺ – NÚI LỬA
Núi non ở Hawai phần đông là núi trẻ nên hiện nay vẫn còn nhiều miệng núi lửa chực phun trào. Trong ảnh có cảnh chụp một cái hố lớn từ trên máy bay nhưng không biết đó có phải là một miệng núi lửa ngày xưa không. Nói vậy chứ bây giờ con người ta văn minh lắm nên chính quyền đều có dự báo trước cho người dân biết để đề phòng rồi. Riêng các khu du lịch, dĩ nhiên được xây dựng xa các miệng núi lửa có khả năng sẽ phun trào trong tương lai rồi.
Cá nướng: Mình gởi kèm theo đây hình chụp một con cá nướng (kg biết cá chi?), mua ở chợ trên đảo khi còn tươi mang về nướng mất mấy tiếng mới hín, cả nhóm 8 người cuốn với rau ăn cả ngày, trưa và chiều, không hết. Câu hỏi ni chắc phải nhờ tới Tống Mai rồi. T.Mai có thời ‘đã’ từng là cư dân của đảo.
Nov 15, 2014
Anh Dũng chụp những hình này ngay nơi Mai ở. Từ lanai phía sau của nhà Mai ở Hawaii có thể thấy Pearl Harbor bên kia vịnh và mỗi chiều mặt trời lặn bên đó đỏ lửa đẹp tắt thở. Mai ở Hawaii gần hai năm đầu khi tị nạn ở Mỹ 1980 và 81 rồi mới về DC sau đó.
Hawaii là thiên đường của Mỹ, lý tưởng cho người thích yên bình không bon chen, thổ dân Samoa và Polynesia hiền lành bình dị như nước da có màu khoai sắn của họ. Nhưng họ chỉ chiếm thiểu số chỉ 10%, hầu hết dan o Hawaii là người Á Châu, nhất là người Nhật và Da trắng.
Nơi Mai thích nhất là Đảo Big Island nổi tiếng với núi lửa, rừng rain forest huyền bí và những sulphur bank phun sương khói từ những núi lửa đã tắt, rồi những khoảng đồng bất tận không sinh khí bị núi lửa tàn phá gọi là devastation zone.
Nơi thích nữa là đảo Kauai có nhiều hoa lá gọi là Garden Island và Maui có nhiều thung lũng.
Oahu (Honolulu) là nơi nhộn nhịp du khách nhất thì có Hanauna Bay nước xanh trong như ngọc mình có thể thấy cá màu sắt rực rỡ lội quanh.
Cám ơn anh Dũng và Bích Vân, một ký sự dài và hay. Thấy chữ HẾT của anh mà biết chắc tác giả chắc thở phào.
Tống Mai
Phong su du lich cua Dung – Bich Van het say , thanks.
HoaSen
PS: ” cá màu sắt….” hie?u theo nghia na`o “steel colour fish ” hay ” colour fish ” ha? nha van TM.
Nov 15, 2014
Nhờ Jacques Prevert trả lời anh Hòa giùm Mai:
C’est ma faute
C’est ma faute
C’est ma très grande faute d’orthographe
Voilà comment j’écris
Giraffe.
Đó là lỗi của tôi
Lỗi của tôi
Đó là lỗi chính tả tuyệt vời của tôi
Đó là làm thế nào tôi viết
Con hươu cao cổ.
: )
TongMai
Nghe Mai noái đã từng ở đó gần 2 năm mà anh thất kinh, hì hì, sợ ê mình có khoác lác điều chi không vì dù răng mình cũng chỉ là ‘kẻ ngoại đạo’, chỉ dừng chân ở chốn thiên đường đó có mấy bữa thôi thì làm răng mà biết rõ như Mai được. Nhưng rồi cuối cùng cũng ‘thở phào’ vì ‘được’ Mai và các bạn ‘khen nức khen nở’ sau khi đọc. Thôi thì rứa cũng hơi yên tâm đôi chút để lấy đà mà mần tiếp. Hì hì
Anh kể thêm một kỷ niệm về núi lửa. Năm 2008, vợ chồng đứa em dzợ ở Seattle, Washington đưa tụi anh du ngoạn tới ngay vùng nơi có giòng nham thạch chảy qua do núi lửa St. Helens- một phần của dãy Cascade, phun trào năm 1980 sau nhiều năm liền nghỉ ngơi. Lần phun trào ni nghe noái gây nhiều thiệt hại cho người và tài sản, kể cả nhiều đoạn freeway cũng đã bị lấp mất luôn. Dĩ nhiên khi mình tới nơi, sau gần 30 năm, thì chỉ còn thấy dấu tích của sự tàn phá khủng khiếp dưới sức nóng và giòng nham thạch từng chảy qua đây trên một diện tích rất rộng mà Mai gọi là devastation zone. Nhiều rừng thông (vùng này thấy toàn cây thông, mỗi cây cao khoảng hơn chục mét) bị san ra bằng phẳng hoặc chỉ còn trơ lại mấy cái gốc to, nhỏ cháy đen. Trước đó, tụi anh được dẫn vô một cái hang động sâu hơn một mile, mà chừ nghĩ lại vẫn còn thấy mình răng lúc nớ dại dột quá vì như thế này. Cái hang ni nằm trong một khu du lịch nhưng khi đến nơi mới biết hôm đó nhân viên quản lý nghỉ sớm và họ có treo bảng thông báo là sẽ không được bảo đảm cho những ai muốn đi vào trưa chiều hôm đó. Nhiều người thấy đã tốn công lại vừa bị mất nhiều thời gian để lái xe đến đây rồi nên cứ rứa mà đi tiếp dù trời đã hơi chiều. Sau khi cuốc bộ thêm khoảng hơn 15 phút thì bắt đầu vô hang. Trong hang tối om dù trước và sau đại gia đình mình nhiều người vẫn đang nối tiếp nhau đi dưới ánh đèn pin cá nhân. Được hơn 1/3 khoảng đường rồi càng lúc mình càng cảm thấy nguy hiểm, một phần vì vợ chồng đứa em có mang theo một đứa con nhỏ chắc dưới 10 tuổi; phần khác thì đèn pin của cả nhà lại là loại đèn chỉ dùng trong nhà, rất yếu chứ không phải loại đặc biệt để dành cho những trường hợp như thế này vì càng vô sâu thì hang càng rộng nên lại càng tối vì vậy ánh đèn pin càng toả ra yếu ớt. Tuy nhiên vì đứa em vẫn cứ một mực ‘bảo đảm’ rằng đây là loại đèn ‘tốt’, vừa mới thay pin nên không có chi lo cả, rứa là đi tiếp. Đến một khoảng rộng hơn, có nhiều người ‘đi ra’ hay ‘đi vào’ mới giật mình nghĩ lại là sẽ rất dễ bị mất phương hướng vì sẽ đến lúc không còn phân biệt đuọc mình đang đi ra hay đi vào nữa và nguy hiểm hơn là càng lúc càng vắng người. Rứa là quyết định quay lui dù mới đi được hơn nữa đoạn đường. Ra khỏi rồi mới hú vía tự hứa lần sau phải chuẩn bị kỹ càng hơn.
Dũng
Dân Hawaii ăn chi mà to dữ hí ? Mà tụi nó trèo dừa cũng dùng nài giống như hồi xưa tụi mình trèo cau ở Huế (cao thủ thì không cần nài). Hình như dân miền Tây mình trèo dừa không dùng nài.
Còn dân làm rừng ở đây biểu diễn trèo cây thì lại mang giày đinh còn hai tay thì dùng một khúc dây thừng ngắn cột ở lưng rồi vòng quanh thân cây để kéo lên từng bước, đến khi trụt xuống cũng nhờ ma sát giữa dây thừng và thân cây nên không bị rớt quá nhanh.
Tùng
Cám ơn bác Dũng ‚lụa‘ cho bạn bè theo dõi một du kí về chuyến rong chơi từ Tây qua Đông xứ cờ Hoa, xuyên cả Đại dương đến tân Hạ Uy di, gồm đủ vừa hình vừa lời rất thú vị. Phục hai Ôn&Mụ thật, có chừng đó thời gian mà đi khắp. Không những cho xem đầy đủ hình mà lời tường thuật đầy đủ mọi chi tiết góc cạnh. Theo dõi phóng dự của Bác mà nghĩ, thôi thấy rứa, đọc rứa cũng đã đời rồi, khỏi cần đi mô cho mất công. Nói rứa chơ, con người thì ai cũng thèm muốn, biết thiên nhiên cảnh đẹp ở mô mà có cơ hội cũng ráng mò tới cho được. Tội lỗi của bác Dũng lụa là đã làm cho tui thêm ngứa chưng ngứa cẳng, lại nổi máu giang hồ.
Tuyệt cú mèo.
LCHoằng
Mới chừng nớ mà bác đã ngứa chưng ngứa cẳng thì chắc sắp tới bác phải ngứa thêm mắt nữa vì sẽ ‘bị’ đọc nhiều hơn từ cái ‘kho’ ảnh của mình. Hì hì
Dũng
Dung oi ,
Dung da la thanh vien Nhom HUE roi , sao khong goi theo dia chi nhom :
de cac ban khac trong nho’m duoc theo doi ki su rong choi cua Dung-BichVan luon.
Chuc cac ban cuoi tuan vui ve .
HoaSen
Rứa thì đành phải mần tới luôn để khỏi ‘mang tiếng’ là thất lễ nghe bác Hòa ‘ga’ và các bạn.
Vừa rồi ‘do’ nổi hứng mình đã qua vài email gởi tới bạn Hòa ga và vài bạn khác kể lại chuyến đi tới Honolulu trong quần đảo Hạ Uy Di với một nhóm bạn cũ (cùng chồng)- là đồng môn từ thời Đồng Khánh năm xưa của dzợ. Chuyện được Tống Mai ‘góp nhặt rồi tổng hợp’ lại nguyên văn từ các email đó thành một du ký rồi đưa vô trong blog thành thử có phần lủng củng nhưng theo vài bạn đã coai nếu cùng ‘thông cảm’ thì cũng đặng.
Vẫn còn ngày cuối tuần, bạn mô có đôi chút rảnh rỗi thì mời vô coai để giúp cho ‘tác giả’ lên gân đôi chút thì mừng hung.
Cái laptop từ ‘đời còn cô lựu’ nên ‘hơi’ chập chờn.
Dũngsilk
TB. Mình gởi kèm theo đây hình chụp một con cá nướng (kg biết cá
chi?), mua ở chợ trên đảo khi còn tươi mang về nướng mất mấy tiếng mới chín, cả nhóm 8 người cuốn với rau ăn cả ngày, trưa và chiều, không hết. Câu hỏi ni chắc phải nhờ tới Tống Mai rồi. T.Mai có thời ‘đã’ từng là cư dân của đảo
Nov 16, 2014
Hỏi Mai về thức ăn thì Mai chịu nhưng thấy con cá này thì nhận bạn ngay vì rất thích nó khi còn ở Hawaii. Nó là Hapu’upu’u, tên Hawaii của cá Sea Bass. Cá rất to, thịt trắng ngọt. Có đúng không anh Dũng?
Mai
Anh vừa hỏi lại mấy bà bà trong nhóm cùng đi Hawaii lần đó (có một bà bà là cư dân Cali), thì ra họ muốn đãi anh nên hôm đó dấu không nói cá chi để anh khỏi biết giá cả (chắc là để anh ăn cho ngon). Bích Vân hay qua Mỹ thăm mẹ và em nên cũng rành loại cá này nhưng bữa đó, khi anh hỏi thì nường lại đang ra ngoài nên anh cứ tưởng nường cũng không biết. Lần đó vợ chồng anh bận việc nên qua sau 2 ngày, BV không đi chợ.
Dũngsilk
Nov 16 ,2014
Dũng ơi , con cá( Sea Bass )nướng ni Dũng nói là nhóm 8 người ,cuốn rau với cá chấm ăn cả ngày trưa , chiều mà không hết. Nếu mà bửa đó có Ng ngồi vào bàn ăn thì chắc là con cá bị ăn sạch bách rồi ! Ng còn được các bạn gọi tên là ” người có tinh thần ăn uống đó “.
MN.